18/03/2008 - 2064 lượt xem
Tới dự với chương trình Hội thảo có đại biểu từ các ban ngành, cơ quan quản lý địa phương, đại diện các Ban QLDA, các đơn vị báo đài chức năng, giới các nhà nghiên cứu, đại biểu từ khối các trường ĐH và Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo và nghiên cứu viên của các ban, trung tâm trong Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
Mục tiêu của Hội thảo là giới thiệu kết quả nghiên cứu với việc nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện dự án FDI khi VN gia nhập WTO. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết và cũng là năm chuyển giao (trước và sau khi gia nhập WTO) nên nghiên cứu chỉ ra hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án FDI bao gồm: (1) nhóm yếu tố đến từ thực hiện cam kết WTO và (2) một số yếu tố nội tại của nền kinh tế, ảnh hưởng đến giai đoạn chuẩn bị và thực hiện sản xuất kinh doanh của FIEs. Nghiên cứu chỉ xem xét các ngành sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thực hiện cam kết WTO bao gồm ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, ngành dịch vụ ngân hàng mà khu vực nhà nước đang chiếm ưu thế và ngành sản xuất hướng xuất khẩu. Đây cũng là các ngành thu hút nhiều dự án FDI, có qui mô vốn lớn.
Dưới sự chủ trì của PGS.TS. Lê Xuân Bá, Phó Viện trưởng, Hội nghị đã nghe phần Báo cáo kết quả nghiên cứu trên của TS.Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu Khoa học Quản lý Kinh tế, trưởng nhóm nghiên cứu; phần đánh giá của các bình luận; phần tham luận của các đại biểu chuyên trách. “Đây là nghiên cứu mới, có tính khái quát và phương pháp lượng hoá cao, có tính khoa học và đã khái quát được một bức tranh tổng thể về thực trạng quá trình thực hiện vốn FDI tại Việt Nam”, là ý kiến nhận xét và đánh giá chung của các đại biểu tham dự. Sự thành công của nhóm nghiên cứu đã các đại biểu ghi nhận trên các mảng sau:
- Đánh giá tổng quát về kết quả thu hút và thực hiện vốn FDI 20 năm 1988 -2007.
- Nêu bật được những cam kết liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ WTO của Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá tổng quan về các rào cản đối với thực hiện vốn FDI thông qua phân tích kết quả điều tra bằng bảng hỏi đối với 140 FIEs trong ba nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp của việc thực hiện cam kết nêu ở trên.
- Đề xuất một số giải pháp chính sách có tính khả thi rất cao, nhằm thúc đẩy việc thực hiện các dự án trong ba nhóm ngành mà nhóm điều tra nghiên cứu.
Hội thảo diễn ra sôi nổi, những trao đổi, nhận xét, góp ý và phẩn hồi qua lại giữa nhóm nghiên cứu và các đại biểu trên tinh thần xây dựng thẳng thắn và cởi mở.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)