21/11/2013 - 2539 lượt xem
Trong khuôn khổ Dự án BSPS – CIEM, Hợp phần 3 về Nghiên cứu khối doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt nam: Kết quả điều tra năm 2012” và nghiên cứu sâu dựa trên số liệu điều tra năm 2012 vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 20/11/2013 dưới sự chủ trì của TS.Nguyễn Thị Tuệ Anh– Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Buổi hội thảo có sự tham gia của các diễn giả nước ngoài: Ông John Nielsen – Đại sứ Đan Mạch tại Việt nam và Lào, GS. Finn Tarp – Trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch, Nhóm nghiên cứu điều tra đến từ Trường ĐH Copenhagen: TS. John Rand, TS Theodore Talbot và TS. Carol Newman cùng các diễn giả trong nước: PGS.TS Lê Xuân Bá – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bà Phạm Chi Lan – chuyên gia kinh tế, Nguyên Phó Chủ tịch Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam, Bà Lê Thị Hải Vân – Giám đốc Trung tâm Thông tin, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số quan khách khác…
Khai mạc buổi Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, công nghệ cần phải đến được các doanh nghiệp, làm tăng sức mạnh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, từ 3 năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Danida (Đan Mạch), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã phối hợp với Tổng cục Thống kê và Nhóm chuyên gia quốc tế của Đại học Copenhagen – Đan Mạch thực hiện Báo cáo “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp”. Đây là một báo cáo mang tính thực tiễn với nội dung chính là phân tích, đánh giá công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp. Công nghệ của doanh nghiệp là một trong những yếu tố làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, Báo cáo cũng đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và xem xét liệu yếu tố này có đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam hay không vì sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp và của cả của nền kinh tế.
GS. Finn Tarp mở đầu cho các báo cáo bằng việc giới thiệu về Cuộc điều tra Năng lực cạnh tranh và công nghệ năm 2012 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng 6% mỗi năm từ 2000 đến năm 2010, nhưng dự đoán tốc độ tăng trưởng cho năm 2013 sẽ thấp nhất trong vòng 13 năm. Phúc lợi xã hội của Việt Nam được nâng cao một cách ấn tượng: hàng hoá, dịch vụ đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn; Việt Nam cũng đạt thành tựu lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề khó khăn và là thách thức đối với những nhà nghiên cứu như làm thế nào để có thể tiếp tục tăng trưởng; làm thế nào để tăng trưởng một cách toàn diện.
Về các chính sách công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, TS Tuệ Anh trình bày như các chính sách hỗ trợ tài chính và tín dụng ưu đãi qua các kênh hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; nguồn tín dụng ưu đãi; chính sách thuế nhằm khuyến khích việc chuyển giao công nghệ và một số chính sách hỗ trợ khác. Báo cáo cũng cho biết về thứ hạng của Việt Nam đối với hấp thụ công nghệ so với thế giới. Hiện mức hấp thụ công nghệ của Việt Nam đang đứng ở vị trí 102 và so với năm 2012 thì Việt Nam đã bị tụt hạng. Báo cáo cũng chỉ rõ lý do như mức độ tiếp thu công nghệ ở trình độ của các doanh nghiệp; FDI và chuyển giao công nghệ. Về mặt đổi mới sáng tạo, TS. Tuệ Anh cũng cho thấy các chỉ số khiến cho Việt Nam bị tụt hạng như như năng lực đổi mới sáng tạo; chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, Việt Nam lại có những chuyển biến tốt hơn so với năm 2012 với các chỉ số như đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động R&D; hợp tác giữa trường-ngành/ doanh nghiệp trong R&D và đặc biệt là chỉ tiêu của Chính phủ cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến.
Các chuyên gia nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Copenhagen cũng đưa ra các kết quả nghiên cứu trong báo cáo về những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt, những nguyên nhân của sự trở ngại trong việc chuyển giao công nghệ; công nghệ sử dụng sự lan toả như thế nào ở phạm vi chiều ngang và chiều dọc; sự cạnh tranh lành mạnh chủ yếu từ trong nước. Đồng thời, đưa ra số liệu nghiên cứu về thị trường xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới. Báo cáo cũng nêu những nghiên cứu, cải tiến và điều chỉnh cho việc chuyển giao công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp và mức độ về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.
Theo bà Phạm Chi Lan, Báo cáo có sự thay đổi thuyết phục, chứng minh được sự thay đổi về nhận thức cũng như kết quả của hoạt động đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó chứng minh được phần nào sự tương tác giữa đổi mới công nghệ với phát triển thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó đóng góp vào nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam. Đối với Việt Nam, vẫn đang ở trong thế kẹt như nhiều nước khác có mức thu nhập trung bình khi mà giữa một bên là các nước có trình độ công nghệ cao hơn, phát triển những sản phẩm có chất lượng cao và có tính cạnh tranh lớn với một bên là các nước có nền kinh tế ở mức trung bình và có lợi thế về giá rẻ. Việt Nam cũng là nước có sự cạnh tranh bằng lao động giá rẻ nhưng nguồn lực này cũng đang dần cạn kiệt. Vì vậy, Việt Nam cần quan tâm đến công nghệ và phát triển công nghệ, chứ không phải tăng trưởng bằng vốn hay tăng trưởng bằng lao động giá rẻ,, khai thác tài nguyên thiên nhiên v.v… Báo cáo cũng cho thấy trở ngại lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đổi mới công nghệ là những khó khăn, hạn chế nội tại của chính họ. Bên cạnh đó, các chính sách về kinh tế, về môi trường vĩ mô cũng là một trong những trở ngại rất lớn vì mang tính chất hệ thống, không thể có những giải pháp ngắn hạn, mà phải có những giải pháp dài hạn, đồng bộ. Chính sách công nghệ của Việt Nam trước đây đặt kỳ vọng rất nhiều vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), DNNN như những nguồn công nghệ lớn nhất và được hưởng nhiều ưu đãi … tuy nhiên chính các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới là nguồn chuyển giao công nghệ chính chủ yếu thông qua cạnh tranh, tuy nhiên chỉ là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, không có sự cạnh tranh giữa các DNNN và DN tư nhân. Cần nhấn mạnh khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, vừa liên kết xuôi vừa liên kết ngược. Kênh hợp tác giữa các Viện, các tổ chức về nghiên cứu công nghệ. Các nghiên cứu của các Viện luôn bị xem là trong tháp ngà hay để trong ngăn kéo mà chưa được kết hợp với các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, đã có cố gắng vượt qua các giai đoạn khó khăn bằng nguồn vốn của mình, bằng việc cải thiện công nghệ phù hợp với năng lực của chính doanh nghiệp đó mặc dù không có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước, đồng thời cũng ứng dụng và tuân thủ đúng cho doanh nghiệp. Cải thiện tính liên kết của doanh nghiệp với các hợp đồng dài hạn chứ không phải hợp đồng ngắn hạn như hiện nay các doanh nghiệp đang làm.
PGS. TS. Lê Xuân Bá bình luận cho rằng quy mô điều tra của Cuộc điều tra năm 2012 là một cuộc điều tra tốt với phương pháp và cách thức thực hiện tương đối đầy đủ, đồng thời cũng cho thấy việc chuyển giao công nghệ qua FDI chỉ là một phần, chủ yếu vẫn phải là do năng lực của doanh nghiệp Việt Nam chứ không phải là nghĩa vụ của FDI; phát triển kỹ năng và kinh nghiệm lao động rất quan trọng; cần có sự cân đối giữa việc ưu tiên chuyển giao công nghệ giữa DN lớn và các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, những bằng chứng trong Báo cáo về nghiên cứu của liên kết xuôi và liên kết ngược cần được nêu rõ hơn. Hơn nữa, việc chuyển giao công nghệ và ứng dụng phải được đưa ra nhiều phương pháp, chẳng hạn như mua công nghệ, cải tiến để phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, phù hợp với từng ngành. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp phải biết tự đánh giá năng lực của chính doanh nghiệp để chọn lựa phát triển công nghệ. Vấn đề tiếp theo mà PGS.TS. Lê Xuân Bá đề cập là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì đây là một vấn đề mới của Báo cáo này, đó là việc tuân thủ thực hiện chuyển giao công nghệ. Doanh nghiệp nào muốn nâng cao năng lực cạnh tranh buộc phải có trách nhiệm xã hội; cần phải thực hiện bình đẳng trong nền kinh tế; khuyến nghị báo cáo nên chú trọng hơn về gợi ý chính sách, cần nêu rõ và chi tiết hơn.
Kết thúc Hội thảo, TS. Tuệ Anh phát biểu đây là Báo cáo công bố cho năm 2013 với các kết quả nghiên cứu và số liệu khảo sát của năm 2012, các nghiên cứu chuyên sâu vẫn được tiếp tục thực hiện và sẽ có công bố báo cáo tiếp theo vào năm 2014 đồng thời những ý kiến góp ý, nhận xét cho báo cáo sẽ được ghi nhận đồng thời xem xét thêm một số vấn đề mà các chuyên gia bình luận như trên để báo cáo cho năm 2014 được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Nguồn: CIEM
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)