21/02/2014 - 2259 lượt xem
Tham dự Tọa đàm có lãnh đạo và các cán bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đại diện Hội đồng Anh, ông Chris Brown – Giám đốc Hội đồng Anh, bà Marie Magimay- đại diện cấp cao của tổ chức Doanh nghiệp xã hội Vương quốc Anh (Social Enterprise UK), các đại biểu đến từ các Bộ, ngành và đông đảo báo chí.
Tọa đàm đã tập trung thảo luận nhằm nâng cao hiểu biết của dư luận về doanh nghiệp xã hội (DNXH), cũng như vai trò của DN này. Theo báo cáo chung, hiện Việt Nam có hơn 200 DNXH đang hoạt động tại 40 tỉnh, thành, trong đó nhiều DNXH đã bước đầu gặt hái thành công, chứng minh ảnh hưởng tới cộng đồng. Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng của DNXH còn hạn chế, do chưa có địa vị pháp lý rõ ràng và sự công nhận chính thức từ Nhà nước, dẫn tới không có khả năng tiếp cận nguồn tài chính và hỗ trợ đào tạo. Bên cạnh đó, DNXH cũng tồn tại nhiều vấn đề chủ quan về nguồn vốn, nhân sự có năng lực và kỹ năng phù hợp. Điều này cho thấy, sự quan tâm của xã hội đối với loại hình DN này chưa đúng mức, trong khi DNXH là một trong những mô hình kinh tế bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Nhà nước cung cấp các dịch vụ công và giải quyết các vấn đề của xã hội.
Phát biểu tại tọa đàm, Ông Nguyễn Đình Cung cho biêt: “Thực tế, làm doanh nghiệp đã khó và ở Việt Nam càng khó thì làm DNXH càng khó bội phần. Những thách thức đối với những người làm DNXH là rất lớn, đòi hỏi tính năng động, sáng kiến, sáng tạo rất cao và tính lỳ lợm cũng rất đáng khen ngợi”. Mặt khác “DNXH đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam. Chúng ta cần thừa nhận DNXH về mặt pháp lý”.
Chia sẻ kinh nghiệm của nước Anh trong việc tạo lập môi trường phát triển bền vững cho doanh nghiệp xã hộ, ông Chris Brown và bà Marie cho hay: tại Vương quốc Anh, hầu kết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có sự tham gia tích cực của DNXH, như: sức khỏe và chăm sóc xã hội, năng lượng tái chế, thực phẩm, nhà ở bán lẻ và giao thông.
Tính đến cuối năm 2013, tại Anh đã có 70.000 DNXH, chiếm 5% tổng số đơn vị kinh tế và đóng góp 24 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế, mang lại việc làm cho 1 triệu người. Kết quả này bắt nguồn từ việc sớm tạo lập môi trường phát triển bền vững cho các DNXH và những tác động mà DNXH mang lại cho cộng đồng, trong đó đáng chú ý là những chính sách ưu đãi cho DNXH, thành lập khung pháp lý cho DNXH... . Do đó, Việt Nam cần sớm có giải pháp tạo môi trường thuận lợi hơn để DNXH phát triển trong thời gian tới.
Nguồn: CIEM
Tệp đính kèm:
Establishinganenablingenvironment_Viet_.ppt
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)