06/05/2014 - 2466 lượt xem
Tham dự tọa đàm về phía IMF có các chuyên gia của IMF và hai diễn giả là Ông Romain Duval, Trưởng phòng Nghiên cứu khu vực và Ông Kevin Cheng, chuyên gia kinh tế cao cấp, Phòng Nghiên cứu khu vực, Vụ Châu Á Thái Bình Dương IMF; Về phía Việt Nam có các đại biểu đến từ các cơ quan, viện nghiên cứu. Thay mặt Lãnh đạo CIEM, Phó Viện trưởng CIEM, TS. Võ Trí Thành đã phát biểu chào mừng và chủ trì buổi tọa đàm.
Tại buổi tọa đàm, Ông Romain Duval thay mặt nhóm nghiên cứu của IMF trình bày chủ đề “Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương: Triển vọng, Rủi ro và Những Thách thức chính sách đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nội dung của bài trình bày tập trung phân tích triển vọng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, những rủi ro, tính dễ bị tổn thương và những thách thức chính sách trong ngắn hạn và dài hạn. Theo đánh giá của IMF, nhìn chung khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang ở vị thế tốt để có thể đối phó với những thách thức phía trước. Khu vực này đã tăng cường khả năng đối phó với những rủi ro toàn cầu. Tuy nhiên, Ông Romain Duval cũng nhấn mạnh trong thời gian tới để có thể đối phó với những rủi ro trong tương lai như tiềm năng suy giảm và những thách thức lớn diễn ra từ Trung Quốc và Nhật Bản, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần tiếp tục giải quyết những trở ngại về cơ cấu nhằm giữ ổn định và tăng trưởng.
Trong phần thứ hai của tọa đàm, Ông Kevin Cheng trình bày về tác động của hội nhập tài chính và thương mại đối với tăng trưởng đối với khu vực châu Á. Theo đánh giá của IMF, thương mại và các kênh tài chính là những nhân tố thúc đẩy sự dịch chuyển đồng thời về sản lượng ở châu Á. Những cú sốc tăng trưởng từ Trung Quốc ảnh hưởng tới khu vực châu Á cao hơn nhiều lần so với các khu vực khác. Mặc dù hội nhập tài chính ở châu Á chậm hơn so với hội nhập thương mại, tuy nhiên vẫn có khả năng làm trầm trọng thêm các chu kỳ kinh tế nếu xảy ra diễn biễn toàn cầu tiêu cực. Với việc hội nhập thương mại và tài chính đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra, các nhà hoạch định chính sách cần phải tìm ra cách thức để tối đa hóa những lợi ích tăng trưởng, đồng thời phải chuẩn bị đối phó với những tổn thương gây ra bởi tác động lan tỏa từ hội nhập thương mại và tài chính.
Thảo luận tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều nhất trí rằng những diễn biến tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chắc chắn sẽ có nhiều tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đảm bảo hiệu quả hội nhập thương mại, đầu tư và tài chính. Các chuyên gia đã gợi mở các vấn đề cần lưu ý đối với Việt Nam và đưa ra khuyến nghị về những biện pháp giải quyết những thách thức trong thời gian tới.
Các chuyên gia của IMF cũng dành thời gian để trao đổi và trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu tham dự về tình hình kinh tế thế giới và khu vực cũng như khả năng tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời nêu ý kiến khuyến nghị của mình đối với việc xây dựng và thực thi chính sách vĩ mô của Việt Nam để phát huy tốt những thành tích đã đạt được, tiếp tục duy trì sự ổn định, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội./.
Nguồn: CIEM
Tệp đính kèm:
REO_Spring2014_ChapterApril2014.pdf
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...