21/07/2014 - 3056 lượt xem
Để hỗ trợ các cơ quan hiểu rõ phương thức xác định các chỉ số theo thông lệ quốc tế, từ đó chủ động áp dụng giải pháp tương ứng theo yêu cầu Nghị quyết 19, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Dự án “Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện" (do USAID tài trợ) cùng phối hợp tổ chức các hội thảo: (i) giới thiệu về đánh giá và xếp hạng của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam; (ii) giới thiệu sâu về kỹ thuật đánh giá các chỉ số “Nộp thuế”; “Giao dịch thương mại qua biên giới”; “Tiếp cận điện” và đề xuất các giải pháp cải thiện các chỉ số nói trên đối với Việt Nam; (iii) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cải thiện các chỉ số.
Ngày 21/7/2014, CIEM đã tổ chức Hội thảo “Giới thiệu về đánh giá và xếp hạng của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam” với sự tham gia đông đảo của các chuyên gia đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Bộ Công Thương, các viện nghiên cứu, cùng đại diện báo giới.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung giới thiệu và thảo luận về các nội dung cơ bản của Nghị quyết 19 của Chính phủ ban hành ngày 18/3/2014 và các chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.
Trong lời khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh, cải cách môi trường kinh doanh là trọng tâm cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 19 với mục tiêu đưa ra những biện pháp minh bạch, cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nếu làm tốt thì những chính sách này có thể tạo được đột phá nhỏ nhưng có tác động đáng kể đối với nền kinh tế. Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh theo các chỉ số Doing Business không chỉ giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý tiết kiệm được thời gian, nhân lực mà còn tạo thêm giá trị đáng kể trong GDP của quốc gia, nâng cao thu nhập bình quân đầu người.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM phát biểu tại buổi hội thảo
Bên cạnh việc giới thiệu các chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, ông Olin McGill – chuyên gia quốc tế về cải thiện môi trường kinh doanh – còn chia sẻ kinh nghiệm thành công của các quốc gia như Goergia và Malaysia trong việc cải thiện môi trường kinh doanh theo Doing Business.
Ảnh: Ông Olin McGill – chuyên gia quốc tế về cải thiện môi trường kinh doanh
So sánh với các nước trong khu vực, thời gian cần để hoàn thành thủ tục xuất khẩu của Việt Nam là quá cao:21 ngày so với Indonesia: 17 ngày, Malaysia: 11 ngày, Thái Lan: 14 ngày. Đáng chú ý là chỉ số bảo vệ các nhà đầu tư của Việt Nam xếp thứ 157 trong 189 nền kinh tế. Thời gian nộp thuế cũng làm mất tới 872 giờ/năm của các doanh nghiệp. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy để loại bỏ cơ hội tham nhũngcần tự động hóa và hợp lý hóa tất cả khâu vì mỗi tương tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp đều là một cơ hội phát sinh tham nhũng. Điều hành kém, hệ thống hành chính cồng kềnh, phức tạp chính là nguyên nhân gây thất thoát hàng chục triệu USD đầu tư từ nước ngoài và làm mất cơ hội để Việt Nam tăng mức thu nhập bình quân đầu người từ 1400 USD/năm lên 7000 USD/năm. Theo đánh giá của chuyên gia quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có thể khắc phục những tồn tại đó nếu có thể “sửa chữa những gì chúng ta có thể làm ngày hôm nay và mỗi ngày”. Đúc kết bài học rút ra từ thành công của các nước này chính là cần có kế hoạch hành động thực sự cụ thể và thực tế.
Tiếp theo buổi hội thảo khai mạc, các chuyên gia sẽ có các buổi thảo luận sâu về những vấn đề liên quan, cụ thể như sau:
Ngày 22-23/7/2014 (8:30 – 16:30): Thảo luận sâu về nội dung “Nộp thuế”, trong đó bao gồm nội dung về thời gian thủ tục nộp bảo hiểm xã hội.
Ngày 24-25/7/2014 (8:30 – 16:30): Thảo luận sâu về nội dung “Giao dịch thương mại qua biên giới”.
Ngày 29/7/2014 (8:30 – 16:30): Thảo luận sâu về nội dung “Tiếp cận điện”.
Ngày 31/7/2014 (8:30 – 11:45): Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cải thiện các chỉ số Doing Business.
Tệp đính kèm:
- OMKick-off-Presentation_VN.ppt
- OMPayingtaxesPresentation_VN.ppt
Tài liệu hội thảo có thể tham khảo tại Thư viện CIEM./.
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liêu (CIEM)
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)