24/07/2014 - 3395 lượt xem
Dự thảo Luật DN (sửa đổi) đã đi được hơn một nữa chặng đường với mục tiêu tiếp tục tạo thuận lợi trong thành lập và quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, ít nhất trên 2 chỉ số là gia nhập thị trường và bảo vệ nhà đầu tư theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB).
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM đồng thời là Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật DN (sửa đổi) thì Dự thảo Luật DN (sửa đổi) lần này sẽ sửa đổi để thể chế hóa đầy đủ nội dung và tinh thần Điều 14 và 33 của Hiến pháp 2013 và sẽ có một số đột phá về thể chế, như: giảm được rủi ro về thương mại và pháp lý cho hoạt động kinh doanh của DN, giảm chi phí giao dịch cho DN, tạo cho DN tận dụng cơ hội và tiềm năng kinh doanh sẵn có… Theo đó, dự thảo Luật đã có những sửa đổi, bổ sung như: đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bãi bỏ những yêu cầu điều kiện kinh doanh tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, hài hòa hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp với thủ tục về thuế, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội, đơn giản hóa nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xét về bản chất, đó là sự thay đổi chuyển từ DN được quyền tự do kinh doanh những gì đã đăng ký sang DN được quyền tự do kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm, theo tinh thần Điều 33 Hiến pháp năm 2013. Đây được xem là một trong những nội dung thay đổi quan trọng của Luật DN (sửa đổi) lần này.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện NCQLKTTW thuyết trình tại Hội thảo
Thứ hai, về nội dung quản trị DN, nhiều quy định của Luật đã được sửa đổi nhằm tạo cho DN sự tự chủ, linh hoạt hơn trong việc thiết lập các nguyên tắc quản trị phù hợp với nhu cầu và thực tế hoạt động của từng doanh nghiệp; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư thiểu số nhằm tăng cường thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. TS. Cung nhận định, “chế định về bảo vệ nhà đầu tư ở nước ta đang được đánh giá thấp theo đánh giá về môi trường kinh doanh của WB. Những thay đổi như trong dự thảo Luật có thể giúp nước ta tăng được khoảng 40 bậc trong xếp hạng về môi trường kinh doanh này”.
Nội dung thay đổi thứ ba, là việc minh bạch và công khai hóa thông tin trong công ty, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước. DN có sở hữu của Nhà nước sẽ phải minh bạch và công khai hóa nhiều hơn, kịp thời hơn các thông tin về quản trị và hoạt động, tương tự như tiêu chuẩn công khai hóa, minh bạch hóa thông tin đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cuối cùng, sửa đổi Luật DN tạo thuận lợi cho việc tổ chức lại và rút khỏi thị trường của DN đơn giản, dễ dàng và ít tốn kém. Những người kinh doanh không may mắn hoặc bị thất bại sẽ rút khỏi thị trường một cách có trật tự, minh bạch và nhẹ nhàng.
Hội thảo cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến phản biện đối với Dự thảo Luật DN (sửa đổi). Có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật DN (sửa đổi) ngoài việc chú trọng tạo điều kiện cho các chủ thể trong xã hội tham gia kinh doanh, tạo thủ tục thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp, cần chú ý đến việc giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài, bền vững. Tuy nhiên, để đem lại được những thay đổi cơ bản cho môi trường kinh doanh ở nước ta, chúng ta vẫn đang phải chờ sự “đổi mới tư duy” của các Bộ, ngành trong việc nâng cao chất lượng các quy định về hoạt động kinh doanh trong phạm vi quản lý của từng ngành, lĩnh vực cụ thể.. Chính vì vậy, CIEM đề nghị trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật DN (sửa đổi) cũng như trong quá trình áp dụng Luật sau này, một khi luật chuyên ngành có nội dung về việc thành lập, quản trị, tổ chức lại, giải thể DN có quy định khác với Luật DN (sửa đổi) thì sẽ áp dụng Luật DN, trừ một số Luật, như: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán và Luật Kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, CIEM đề nghị cần thiết phải rà soát các luật về ngành, để bãi bỏ hoặc sửa đổi các quy định trái với Luật DN (sửa đổi).
TS. Cung nhấn mạnh rằng những điểm chưa làm được của Dự thảo không nằm trong nội dung của Luật, mà nằm ở khâu thực thi Luật. Và, dù thế nào thì cũng không thể bỏ qua vai trò kết nối giữa Luật DN (sửa đổi) với Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN. Chúng ta cần phải chú ý điều này trong các cuộc tham vấn tiếp theo, chỉ có như vậy thì ba Luật này mới được kết nối đồng bộ, tránh chồng chéo.Dự án Luật DN (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 năm 2014.
Tài liệu kèm theo:
- Toàn văn Dự thảo Luật DN (sửa đổi)
- Luật DN (sửa đổi): Những vấn đề căn bản và các vấn đề liên quan
Tài liệu hội thảo có thể tham khảo tại Thư viện CIEM./.
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...