18/08/2014 - 3260 lượt xem
Tọa đàm do TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án chủ trì, cùng với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học, các hiệp hội, doanh nghiệp, văn phòng luật sư. Ông David Goddard QC, chuyên gia tư vấn cao cấp về Luật Doanh nghiệp của New Zealand là diễn giả chính của Tọa đàm.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung và ông David Goddard QC tại buổi Tọa đàm
Tại Tọa đàm, ông David Goddard QC đã tham gia góp ý vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) của Việt Nam đồng thời chia sẻ những kinh nghiêm của New Zealand về một số vấn đề có liên quan như quy trình đăng ký kinh doanh, vốn pháp định, quản trị công ty. Theo đánh giá của ông David Goddard, Dự thảo Luật lần này có khá nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc gia nhập thị trường, đơn cử như việc không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đây là bước tiến quan trọng phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn.
Ảnh: Ông David Goddard QC, chuyên gia tư vấn cao cấp về Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông David Goddard QC cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), cụ thể như Dự thảo Luật còn quy định quá nhiều vấn đề như doanh nghiệp nhà nước, quản trị công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và theo ông không nên đưa quy định về vốn điều lệ công ty vào Luật. Quy định về ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên đưa vào các luật chuyên ngành hoặc các văn bản dưới luật thay vì đưa vào Luật Doanh nghiệp hay Luật Đầu tư như dự thảo hiện nay.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nội dung của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này cần quy định thực sự rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, hướng tới nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng những vấn đề được trao đổi tại Tọa đàm này là những điều cần đưa ra để chia sẻ và thảo luận với công chúng, các nhà hoạch định chính sách và đại biểu Quốc hội./.
Tài liệu Toạ đàm có thể tham khảo tại Thư viện CIEM.
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...