10/10/2014 - 2886 lượt xem
Nhằm tạo diễn đàn cho các cơ quan quản lý, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận về vấn đề này, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Công ty Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo “Con dấu doanh nghiệp và những thay đổi cần thiết” vào ngày 09 tháng 10 năm 2014. Hội thảo do TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, chủ trì.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo có sự tham gia của Ông Jean Michel Lobert, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới; và các đại biểu đại diện các Bộ/ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các luật sư, chuyên gia kinh tế, đại diện một số doanh nghiệp và các cơ quan báo chí.
.Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, Ông Jean Michel Lobert đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về việc sử dụng và quản lý con dấu công ty một cách hiệu quả, đồng thời đưa ra một số bình luận và khuyến nghị giúp cho doanh nghiệp để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc vào các thủ tục không cần thiết như vấn đề xin con dấu.
Ảnh: Ông Jean Michel Lobert trình bày bài tham luận
Các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung thảo luận về việc thực hiện Thông báo số 370/TB-VPCP ngày 18/9/2014 của Văn phòng Chính phủ: Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và thủ tục đầu tư theo hướng “cho phép doanh nghiệp chủ động tự khắc dấu, thông báo sử dụng con dấu, tiến tới thay con dấu bằng chữ ký, chữ điện tử”. Bên cạnh đó, các đại biểu đã bình luận và góp ý vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) về những qui định liên quan đến con dấu của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra một số giải pháp liên quan đến việc sử dụng con dấu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và hoạt động hiệu quả hơn ở Việt Nam.
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM cho rằng cần thận trọng xem xét việc cải cách và thay đổi sử dụng con dấu công ty. Bên cạnh phương án cho phép doanh nghiệp tự thực hiện con dấu thì phương án bỏ hẳn, hoặc có hay không giữ con dấu cũng cần cân nhắc. Trường hợp quyết định bỏ con dấu thì cần bổ sung một số quy định pháp lý cần thiết. TS. Cung đã hoan nghênh các ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và khẳng định các ý kiến này sẽ được cân nhắc trong quá trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới./.
Tài liệu xem file đính kèm hoặc tham khảo tại Thư viện CIEM./.
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...