21/11/2014 - 3266 lượt xem
Hội thảo có sự tham gia của Ông Hans-Georg Jonek - Giám đốc FNF Vietnam và đại diện của các bộ/ngành, cơ quan nghiên cứu, cán bộ nghiên cứu của CIEM và các cơ quan báo chí đến đưa tin.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Hans-Georg Jonek chia sẻ tầm quan trọng của vấn đề phân cấp quản lý nhà nước gắn với kế hoạch và ngân sách ở nhiều quốc gia trên thế nước, gồm cả Cộng hòa Liên bang Đức. Ông Hans-Georg Jonek cũng đề cập đến tính đa dạng và phức tạp của vấn đề phân cấp, đòi hỏi các nước phải có những giải pháp thực tiễn nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
Ảnh: Ông Hans-Georg Jonek - Giám đốc FNF Vietnam phát biểu khai mạc Hội thảo
Trong bài trình bày tổng quan về phân cấp, ông Lê Viết Thái đã phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý nhà nước hiện nay. Theo ông Thái, cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề phân cấp là cần xác định lại nhiệm vụ Nhà nước trong mối quan hệ với phân cấp, đổi mới kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và tái cơ cấu nền kinh tế. Thực tiễn quá trình phân cấp ở Việt Nam còn những tồn tại căn bản bao gồm: (i) quá trình phân cấp chưa được chuẩn bị kỹ; (ii) chưa có cách tiếp cận hợp lý, phân cấp trên nền công việc cũ; (iii) phân cấp chưa đồng bộ (nhiệm vụ, quyền hạn, tài chính, quản lý nhân sự,…); (iv) phân cấp chưa phù hợp với thực tiễn địa phương, với năng lực chính quyền cấp dưới; (v) chưa sử dụng phù hợp những hình thức phân cấp khác nhau (tản quyền, ủy quyền và phân quyền); và (vi) phân cấp chưa gắn với phối hợp, giám sát và đánh giá. Quá trình phân cấp với nhiều bất cập tồn tại trong thời gian dài đã để lại nhiều hệ lụy tiêu cực, làm suy giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Từ đó, ông Thái cũng đề xuất một số định hướng nghiên cứu, đổi mới phân cấp quản lý nhà nước trong thời gian tới.
Ảnh: Ông Lê Viết Thái chủ trì Hội thảo
Đại biểu tham gia Hội thảo cùng thảo luận về vấn đề tồn tại của phân cấp hiện nay và đề xuất những kiến nghị nhằm đổi mới phân cấp quản lý nhà nước trong thời gian tới.
Ông Đặng Đức Anh – Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chia sẻ sâu hơn về những quan niệm phân cấp ngân sách, phân tích những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất hướng hoàn thiện cơ chế chính sách để cân đối tự chủ ngân sách giữa Trung ương và địa phương.
Ảnh: Ông Đặng Đức Anh trình bày tại Hội thảo
Tại Hội thảo, ông Trần Trung Hiếu, Phó Trưởng ban Thể chế kinh tế, CIEM đã gợi mở nhiều vấn đề về mối liên kết giữa Chương trình mục tiêu Quốc gia với Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội (KT-XH) cấp xã. Ông Hiếu nhấn mạnh cần tập trung phân tích sâu hơn các phần ngân sách, mối quan hệ giữa kế hoạch phát triển KT-XH và Chương trình mục tiêu Quốc gia. Đồng thời khuyến nghị về phân cấp Chương trình mục tiêu Quốc gia để đảm bảo được thực hiện minh bạch trong thời gian tới.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Lê Viết Thái khẳng định một lần nữa về cấp bách đổi mới phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và ngân sách./.
Nguồn: Ban Thể chế kinh tế/Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM.
Tài liệu Hội thảo tham khảo tại Thư viện CIEM.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...