Hội thảo “Liên kết phát triển vùng: Từ giác độ quy hoạch vùng và thể chế liên kết vùng”
Hội nghị hội thảo

Hội thảo “Liên kết phát triển vùng: Từ giác độ quy hoạch vùng và thể chế liên kết vùng”

27/11/2014 - 2678 lượt xem

Tham dự Hội thảo có đại diện của Ban Kinh tế Trung ương, các Bộ/ngành Trung ương, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia nghiên cứu độc lâp; Lãnh đạo và các cán bộ nghiên cứu của CIEM và các cơ quan báo chí đến đưa tin.

Thay mặt Nhóm soạn thảo, Bà Trần Thị Thu Hương - Phó Trưởng ban Ban Thể chế kinh tế CIEM trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá phát triển vùng, chủ yếu tập trung vào những hạn chế trong quá trình phát triển vùng thời gian qua. Cụ thể những hạn chế đó là: (1) phát triển vùng của Việt Nam hiện nay chưa phát huy được thế mạnh; (2) còn có sự chênh lệch trình độ phát triển và mức sống dân cư (từ khía cạnh và xã hội); (3) khung kết nối hạ tầng các vùng yếu và (4) liên kết nội vùng và ngoại vùng còn nhiều bất cập, v.v…

Ảnh: Toàn cảnh buổi Hội thảo

Nhóm soạn thảo đã tìm ra những nguyên nhân gây cản trở đến việc phát triển vùng như (1) quan điểm phát triển vùng; (2) các chính sách liên quan đến vùng; (3) các công cụ thực hiện chính sách cụ thể như: quy hoạch các chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia, tài chính công, đặc biệt là những chương trình liên quan đến thể chế các vùng.

Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia tư vấn độc lập cho rằng, cần xem xét từ thực tiễn những vấn đề và lĩnh vực kinh tế cần liên kết như lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, sân bay, cảng, thuỷ lợi, Khu công nghiệp, Khu kinh tế, v.v…); quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, v.v… Từ đó có thể thiết kế mô hình tổ chức Ban điều phối liên kết vùng, trong đó xác định vị trí, vai trò và chức năng liên kết như gắn vai trò hỗ trợ của Trung ương và của các tỉnh trong điều phối liên kết phát triển với chức năng tổ chức và thực hiện các hoạt động liên kết; xác định quyền hạn; trách nhiệm và thành phần của Ban điều phối liên kết vùng.

Kết thúc Hội thảo, ông Lê Viết Thái nhấn mạnh việc phát triển vùng cần được cải thiện theo điều kiện của từng vùng dựa trên đề án quy hoạch tổng thể; cần thiết phải xác định phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực then chốt, quan trọng trên địa bàn vùng; quan tâm lựa chọn phương án tổ chức kinh tế - xã hội trên lãnh thổ vùng và khai thác nguồn lực, quy trình phối hợp để thực hiện mục tiêu phát triển vùng bền vững./.

Tài liệu tham khảo tại Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM


Tin tức khác