07/04/2015 - 2181 lượt xem
Một trong những nội dung quan trọng và rất được quan tâm trong quá trình triển khai thi hành 02 Luật nói trên là các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Với mục đích để đơn giản hóa điều kiện gia nhập thị trường, ban hành các điều kiện kinh doanh phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế, được sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV), ngày 6 tháng 4 năm 2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo Điều kiện kinh doanh – kinh nghiệm quốc tế và thách thức đối với Việt Nam. Hội thảo do TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM chủ trì với sự tham gia của TS. Mike Woods – Chuyên gia chính sách phát triển của OECD, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban năng suất của Ôxtrâylia.
Tham dự Hội thảo có ông Andrew Shepherd – Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Ôxtrâylia tại Hà Nội, ông Raymond Mallon – Cố vấn cao cấp của Dự án RCV, các chuyên gia kinh tế, đại diện các bộ, ban ngành có liên quan, các cán bộ nghiên cứu của CIEM cùng đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí đến đưa tin.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung đã trình bày thực trạng và những thách thức về điều kiện kinh doanh khi thực hiện Luật Đầu tư. TS. Cung cho biết, hiện nay chỉ riêng các quy định về điều kiện kinh doanh đã gần 900 trang, chưa kể các quy định khác như về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn và cơ quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kinh doanh thêm vào đó là hàng ngàn "công văn điều hành hàng năm”. Hiện trạng này dẫn đến hệ quả đối với môi trường kinh doanh, như rào cản gia nhập thị trường cao, chi phí cao, thời gian kéo dài; nảy sinh bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội kinh doanh, gây thiệt thòi cho doanh nghiệp quy mô cực nhỏ, nhỏ và vừa, cho doanh nghiệp tư nhân trong nước; tạo ra bất bình đẳng về giới và giữa các vùng, nhất là thành thị và nông thôn, v.v..
Ảnh: TS. Micheal Wools trình bày tại Hội thảo
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, TS. Micheal Wools, nhấn mạnh thể chế tốt, môi trường kinh doanh thuận lợi là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cơ quan Nhà nước cần rà soát quy định được thành lập để theo dõi và đưa ra các khuyến nghị nhằm tạo lập hệ thống quy định tốt hơn, hướng đến giảm gánh nặng về quy định cho doanh nghiệp. Bởi theo ông, các quy định có thể tạo ra gánh nặng không cần thiết cho doanh nghiệp với các chi phí quản lý hành chính và chi phí tuân thủ, làm giảm các động lực sáng tạo và tăng trưởng.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, TS. Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế cao cấp khuyến nghị việc đơn giản hóa khung thể chế về điều kiện kinh doanh còn nhiều thách thức và cần phải tách bạch giữa cơ quan ban hành Luật và cơ quan thực thi để tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Các ý kiến thảo luận tại Hội thảo cho rằng, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã có quy định rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm là khoảng cách giữa quy định của Luật và thực thi Luật trên thực tế. Trên thực tế, có khoảng cách giữa quy định của Luật và thực thi Luật đã tồn tại nhiều năm song doanh nghiệp và người dân chưa biết cách để thực thi đúng Hiến pháp, Luật Đầu tư để có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, v.v… Các chuyên gia khuyến cáo rằng cần nhanh chóng rà soát các thủ tục quy định về điều kiện kinh doanh, nếu thấy không còn phù hợp, hết hiệu lực thi hành thì cần bãi bỏ và Nhà nước cần kiểm soát quy trình cấp giấy phép kinh doanh để có được môi trường kinh doanh tốt hơn./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM.
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)