Sinh hoạt khoa học “Kinh tế Trung Quốc 2014: Hướng ra bên ngoài để hỗ trợ bên trong”.
Hội nghị hội thảo

Sinh hoạt khoa học “Kinh tế Trung Quốc 2014: Hướng ra bên ngoài để hỗ trợ bên trong”.

27/04/2015 - 1959 lượt xem

Nội dung của buổi sinh hoạt khoa học tập trung vào ba phần chính là (i) Kinh tế Trung Quốc năm 2014: Lựa chọn giữa tăng trưởng và cải cách; (ii) Các hoạt động ngoại giao kinh tế: Lấy kinh tế đối ngoại hỗ trợ kinh tế trong nước; (iii) Triển vọng kinh tế Trung Quốc 2015.

Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM chủ trì buổi sinh hoạt khoa học

Theo đó, diễn giả khái quát về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong sự so sánh với tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt: Mỹ, EU và Nhật Bản; nêu ra ba lập luận cơ bản về suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là: Mô hình hướng ra xuất khẩu khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc lớn vào các nền kinh tế chủ chốt; Chính phủ Trung Quốc chủ động giảm tăng trưởng để hỗ trợ cải cách; và Suy giảm do các vấn đề của mô hình tăng trưởng Trung Quốc. Phân tích các thành phần tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Trung Quốc. Đồng thời xem xét các hoạt động kinh tế đối ngoại nổi bật của Trung Quốc dựa trên những mục tiêu kinh tế của Trung Quốc – 3 tầng nấc của sự hợp tác, đó là: Kết nối kinh tế; Thúc đẩy thương mại đầu tư; và Hình thành một “cộng đồng” có sự gắn kết chặt chẽ hơn về tài chính tiền tệ. Triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2015 được đề cập tới ở góc độ xem xét liệu Trung  Quốc tăng trưởng chậm lại để cải cách hay hy sinh cải cách để giữ nhịp tăng trưởng?

Ảnh: TS. Phạm Sỹ Thành trình bày tại buổi sinh hoạt khoa học

Buổi sinh hoạt khoa học đã thu hút được nhiều câu hỏi đặt ra và được diễn giả Phạm Sỹ Thành chia sẻ trong phần thảo luận như tại saoTrung Quốc đầu tư nhiều mà tiêu dùng ít? Phản ứng của người dân Trung Quốc trước những cải cách về thể chế hiện nay? Vấn đề nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài? Vấn đề đầu tư của Trung Quốc ra bên ngoài? An sinh xã hội của Trung Quốc? Mục đích con đường tơ lụa mới của Trung Quốc?  Nhân tố chính trong TFP của Trung Quốc?, Những điểm gì Việt Nam có thể học hỏi được từ mô hình tăng trưởng của Trung Quốc? và một số bình luận khác có liên quan.

Ảnh: Toàn cảnh buổi sinh hoạt khoa học

Kết thúc buổi sinh hoạt khoa học, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có một số ý kiến bình luận và gợi mở cho việc hoàn thiện nghiên cứu./.

 

Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM.

Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM.

 

 


Tin tức khác