27/04/2015 - 2476 lượt xem
Hội thảo do Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án RCV chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia cao cấp của Dự án RCV, các chuyên gia kinh tế cao cấp và lãnh đạo các đơn vị của CIEM.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án RCV trình bày báo cáo tại Hội thảo
Tại Hội thảo tham vấn chuyên gia, TS. Nguyễn Đình Cung giới thiệu những nội dung chính trong Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý I/2015 trên các lĩnh vực tăng trưởng, thu chi ngân sách nhà nước, tiền tệ, lạm phát, đầu tư, thương mại. Báo cáo cũng chỉ ra các điểm tích cực của quý này so với các quý trước đây là: tăng trưởng GDP tương đối cao, lạm phát thấp và khá ổn định, tiêu dùng nội địa có cải thiện, tiếp tục thuận lợi hóa kinh doanh, lãi suất cho vay giảm hơn trước. Bên cạnh đó vẫn còn những mặt tồn tại, như: tăng xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, thâm hụt cán cân thương mại lớn, giá VNĐ tăng so với các đồng tiền khác v.v. . Trên cơ sở đó, Báo cáo đưa ra một số kiến nghị và dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô quý II/2015.
Ảnh: TS. Lê Đăng Doanh phát biểu tại Hội thảo
Tham vấn cho Báo cáo, TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế cao cấp đồng tình với quan điểm nợ xấu chưa có giải pháp xử lí mà đó chỉ là giải pháp tình thế. Ông khuyến nghị nên xem xét vấn đề tái cơ cấu ngân hàng thương mại, tác động tới tăng trưởng nông nghiệp; vấn đề thu – chi Ngân sách nhà nước, nên phân tích kỹ hơn về tình hình xuất nhập khẩu, tỷ giá, vấn đề quản lý thương nhân nước ngoài v.v..
Ảnh: Bà Phạm Chi Lan, - Chuyên gia kinh tế phát biểu tại Hội thảo
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng có một số khuyến cáo liên quan đến việc phát triển cơ sở hạ tầng với chi phí cao, vấn đề sức ép của hội nhập sau các hiệp định đã và đang đàm phán, vấn đề phát triển doanh nghiệp tư nhân hiện nay v.v..
Ảnh: Ông Raymond Mallon – Cố vấn kỹ thuật cấp cao Dự án RCV phát biểu tại Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, ông Raymond Mallon – Cố vấn kỹ thuật cấp cao Dự án RCV cho rằng nên tóm tắt lại một cách rõ ràng các hàm ý chính sách của báo cáo; phân tích cơ cấu tăng thu ngân sách và nguồn tăng thu ngân sách; tiếp cận tín dụng của khu vực tư nhân; xác định rõ những rào cản trong phát triển nông nghiệp; bổ sung thêm vấn đề xu hướng lao động, việc làm, v.v. đồng thời ông cũng chia sẻ một số kinh nghiệm của Úc trong vấn đề tư nhân hóa sân bay và việc cấp thị thực cho khách du lịch.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi từ các chuyên gia kinh tế, các cán bộ nghiên cứu góp ý nhằm hoàn thiện Báo cáo./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM.
Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)