04/06/2015 - 3181 lượt xem
Tham dự Hội thảo có ông Andrew Shepherd – Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Ôxtrâylia tại Hà Nội, ông Raymond Mallon – Cố vấn cao cấp của Dự án RCV, các chuyên gia kinh tế, đại diện các bộ, ban ngành có liên quan, lãnh đạo các đơn vị, các cán bộ nghiên cứu của CIEM cùng đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí đến đưa tin.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án RCV khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo, TS. Warren Mundy - Ủy viên Hội đồng - Ủy ban Năng suất Ôxtrâylia đã chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích của quốc tế trong việc xây dựng khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng và hiệu quả. Theo đó, mục tiêu của khuôn khổ cạnh tranh cần hướng đến việc hỗ trợ phúc lợi cho người dân nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường, ngăn chặn việc lạm dụng sức mạnh thị trường của các công ty độc quyền và tập trung vào lợi ích lâu dài của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, luật cần được áp dụng một cách rộng rãi, các trường hợp miễn trừ cần ở mức tối thiểu; đồng thời cạnh tranh bình đẳng là chìa khóa để đảm bảo phát triển thị trường. Các hình thức xử phạt cần được áp dụng đầy đủ đối với các doanh nghiệp nhà nước và các hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương , v.v..
Ảnh: TS. Warren Mundy - Ủy viên Hội đồng - Ủy ban Năng suất Ôxtrâylia trình bày tham luận tại Hội thảo
Đặc biệt, theo TS. Warren Mundy, thiết kế chỉ định cho một nền kinh tế đang phát triển cần có các cơ quan: Ủy ban Cạnh tranh, Ủy ban Quản lý kinh tế, Tòa án Cạnh tranh, Ủy ban Rà soát chính sách, Tòa án tối cao. Trong đó, các cơ quan không những phải tách biệt với nhau mà còn cần tách biệt với các cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa các cơ quan này cần có đội ngũ cán bộ riêng và ngân sách riêng. Ủy viên hội đồng và các thành viên tòa án phải được Chính phủ bổ nhiệm có nhiệm kỳ, v.v..
So sánh với thực tiễn ở Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM đã chỉ ra những điểm còn hạn chế trong hoạt động để tạo điều kiện cho thị trường cạnh tranh bình đẳng tại Việt Nam như chưa tách biệt rõ các chức năng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thiếu hệ thống thể chế duy trì cạnh tranh thị trường công bằng, v.v..
Ảnh: TS. Lê Đăng Doanh phát biểu tại Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, TS. Lê Đăng Doanh đánh giá cao và đồng tình với bài trình bày của TS. Warren Mundy. Đồng thời ông bày tỏ mong muốn TS. Warren Mundy nhấn mạnh thêm về quan hệ giữa công khai minh bạch và tác động của việc vận động hành lang đối với các nhóm lợi ích, v.v..
Đại diện Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Thương mại cho biết liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, chống độc quyền của doanh nghiệp đã có những qui định cụ thể trong Luật Cạnh tranh. Luật này đã được ban hành từ năm 2004, đến nay cũng cần phải có những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế hơn.
Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến thảo luận, chia sẻ, trao đổi nhằm đưa ra các giải pháp để góp phần kiểm soát độc quyền, tạo thị trường cạnh tranh bình đẳng hơn.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh trong thời gian tới cần thay đổi toàn diện các chính sách cạnh tranh và thay đổi trong công tác quản lý để đạt mục tiêu làm cho thị trường của Việt Nam cạnh tranh hơn và duy trì được cạnh tranh bình đẳng./.
Tài liệu tham khảo tại đây và/ hoặc tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM.
Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...