Hội thảo “Tác động của FTAs và BITs tới các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam – Trường hợp của ngành chế biến thực phẩm và điện tử”
Hoạt động

Hội thảo “Tác động của FTAs và BITs tới các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam – Trường hợp của ngành chế biến thực phẩm và điện tử”

02/07/2015 - 3003 lượt xem

 Hội thảo do TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng CIEM  chủ trì với sự tham gia của các đại biểu đến từ tổ chức ActionAid tại Việt Nam, các bộ, ngành hữu quan, các viện nghiên cứu trong nước, lãnh đạo các đơn vị và các cán bộ nghiên cứu tại CIEM, và đông đảo báo giới.

Ảnh: TS. Võ Trí Thành  - Phó  Viện trưởng CIEM chủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo, ThS. Nguyễn Anh Dương, Phó trưởng ban, Ban Chính sách kinh tế vĩ mô – CIEM và ông Phạm Tiến Dũng, Phó Giám đốc công ty Ecomica Việt Nam đã thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày về “Tác động của FTAs và BITs tới các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam – trường hợp ngành chế biến thực phẩm và điện tử” và “Kết quả nghiên cứu khảo sát thực địa tại An Giang về ngành chế biến thực phẩm”. Nội dung trình bày của hai diễn giả đã nhận được sự quan tâm và thảo luận sổi nổi của các đại biểu, chuyên gia tại hội thảo. Các ý kiến phát biểu đánh giá cao ý nghĩa và tính thực tiễn của báo cáo trong việc hỗ trợ quá trình hội nhập thuận lợi hơn của Việt Nam. 

 

Ảnh: ThS. Nguyễn Anh Dương trình bày báo cáo tại Hội thảo

 

Ảnh: Ông Phạm Tiến Dũng trình bày báo cáo tại Hội thảo

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia đàm phán các FTA và BIT nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường thế giới và huy động thêm nguồn lực để phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Đồng thời, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chính sách liên quan để phát triển các ngành sản xuất, trong đó có khu vực công nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi cam kết hội nhập cũng làm giảm đáng kể dư địa để thực hiện các biện pháp bảo hộ truyền thống nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất trong nước. Trong bối cảnh đó, xác định và củng cố không gian chính sách hiện có để hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước trở thành một yêu cầu cấp thiết. Cam kết hội nhập là điều kiện cần để quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể phát triển thông qua cạnh tranh thị trường nhờ phát huy lợi thế cạnh tranh động, tiếp cận thị trường và công nghệ của các nước tiên tiến. Đồng thời, hội nhập cũng có ý nghĩa tích cực trong việc chuyển đổi nhận thức về vai trò của nhà nước và thay đổi vai trò của nhà nước sang hướng hỗ trợ thay vì can thiệp trực tiếp đối với doanh nghiệp và thị trường. Dư địa chính sách thu hẹp khi tham gia hội nhập không có nghĩa là cơ hội phát triển của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế sẽ giảm. Mà ngược lại, sẽ là động lực tốt để thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện và nâng cao năng lực của mình nhờ sự hỗ trợ của nhà nước thông qua những biện pháp hỗ trợ linh hoạt, tinh vi và phù hợp hơn./.

 

Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo

 

Tệp đính kèm:

Tài liệu tham khảo tại đây/ hoặc Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM.

 

Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

 


Tin tức khác



Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-24-38437461. Fax: 84-24-38456795. Email: vanphongciem@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương" khi phát hành lại thông tin từ website này
Copyright 2012 by Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Thực hiện bởi