07/08/2015 - 2628 lượt xem
Ảnh 1: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, với sự tài trợ của Dự án BSPS – DANIDA của Đan Mạch, CIEM phối hợp với Trường Đại học Copenhagen, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn; Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện Điều tra Tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS). Cuộc điều tra này được thực hiện hai năm một lần, bắt đầu từ năm 2002, và đã mở rộng quy mô điều tra trên địa bàn 12 tỉnh từ năm 2006, đến năm 2014 đã qua 5 vòng điều tra. Đây là báo cáo tổng kết kết quả của 5 vòng Điều tra. Mục tiêu chính của báo cáo là phân tích đánh giá chuyên sâu về sự thay đổi trong đời sống nông thôn Việt Nam trong suốt thập kỷ qua; Đưa ra một bức tranh toàn diện về tác động của tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn tới thị trường đất đai, lao động và vốn cũng như những tác động của các chính sách đối với tăng trưởng, bất bình đẳng và giảm nghèo ở cấp độ làng xã ở ở Việt Nam, v.v...
Ảnh 2: GS. Finn Tarp – Trường Đại học Copenhagen, Giám đốc UNU – WIDER trình bày báo cáo tại
Hội thảo
Tại Hội thảo, GS. Finn Tarp thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày những phát hiện chính và đề xuất, kiến nghị của Báo cáo. Theo đó, những phát hiện chính của báo cáo đó là: (i) Điều kiện sống, xét về giá trị tuyệt đối, nhìn chung được cải thiện đối với các hộ gia đình ở nông thôn; (ii) VARHS cho thấy khu vực nông thôn Việt Nam đã có sự giảm mạnh về đói nghèo – nhưng không đúng với tất cả, xét về giá trị tuyệt đối (nhiều hộ còn nghèo hơn); (iii) Việc có đầy đủ các tài sản, bao gồm giáo dục, vốn xã hội, tư liệu sản xuất giúp các hộ có cơ hội phát triển tốt hơn,điều này cũng đúng đối với hộ có nhiều thành viên trong độ tuổi vàng; (iv) Các hộ có mức giảm lớn trong chi tiêu thực phẩm và các chỉ tiêu phúc lợi khác, thường là các hộ gặp phải các cú sốc và không phải là dân tộc Kinh; (v) Vốn xã hội và các mối quan hệ mang tính đỡ đầu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị ở Việt Nam.
Ảnh 3: TS. Nguyễn Thị Lan Hương – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội phát biểu tại Hội thảo
Sau phần trình bày của GS. Finn Tarp, TS. Nguyễn Thị Lan Hương – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội đánh giá đây là một báo cáo công phu, có mức độ phân tích sâu, thể hiện trình độ chuyên môn cao, có nhiều điểm mới. Những điểm mới nổi bật của báo cáo có thể kể đến là: sự chuyển biến trong thị trường lao động; yếu tố chính trị mang lại thu nhập; vấn đề về niềm tin trong nông thôn; gia đình vẫn rất quan trọng v.v.. Bên cạnh đó, Bà khuyến nghị nhóm nghiên cứu xem xét thêm về vấn đề phân tích tìm việc làm, vấn đề tiền gửi, xem xét chi tiết thêm trường hợp của Lào Cai, v.v..
Ảnh 4: TS. Hoàng Vũ Quang – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn phát biểu tại Hội thảo
Theo TS. Hoàng Vũ Quang – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, đánh giá cao kết quả nghiên cứu và cho rằng mặc dù bộ dữ liệu điều tra chưa đại diện hết cho các tỉnh ở Việt Nam, nhưng đây là một bộ dữ liệu lớn, cung cấp các số liệu cần thiết cho các nghiên cứu, hoạch định chính sách; các nghiên cứu khác có thể tham khảo phương pháp sử dụng mô hình định lượng sử dụng trong Báo cáo và đặc biệt có thể khai thác bộ dữ liệu điều tra trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Ảnh 5: PGS. TS Vũ Thị Minh – Trưởng khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phát biểu tại Hội thảo
PGS. TS Vũ Thị Minh – Trưởng Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân nhất trí đánh giá cao kết quả của báo cáo, đồng thời nêu thêm một số khuyến nghị về bố cục, cách sắp xếp của Báo cáo cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam v.v..
Ngoài ra, Hội thảo cũng nhận được các ý kiến thảo luận, trao đổi từ các đại biểu bình luận vào kết quả thực hiện của báo cáo.
Phát biểu kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh ghi nhận các ý kiến bình luận, đóng góp của các chuyên gia, các đại biểu tham dự Hội thảo và đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu bổ sung cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh chúc mừng nhóm nghiên cứu đã xây dựng được một báo cáo có giá trị, những nghiên cứu trong báo cáo đạt chuẩn theo thông lệ quốc tế dựa trên bằng chứng từ các cuộc Điều tra. Bà bày tỏ hi vọng từ những hàm ý, phát hiện của báo cáo sẽ được áp dụng nhiều vào các công việc cụ thể trong thực tế./.
Tài liệu tham khảo tại đây hoặc tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu (CIEM)
Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu (CIEM)
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...