24/08/2015 - 3750 lượt xem
Ảnh: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của Việt Nam có sự chuyển biến rõ rệt, đặc biệt có sự phát triển nhanh và đóng góp của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp chế biến và chế tạo phát triển chủ yếu dựa vào các ngành tiêu tốn năng lượng và nhiên liệu hóa thạch. Sản xuất năng lượng, nhiên liệu của Việt Nam đã và đang được hưởng nhiều ưu tiên, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò cung ứng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành Chiến lược Tăng trưởng xanh với mục tiêu giảm dần sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn năng lượng không tái tạo, tăng hiệu quả sản xuất của nguồn năng lượng và nhiên liệu. Một trong những lĩnh vực được quan tâm là chính sách tài chính cho nhiên liệu hóa thạch. Chính sách này khi được cải cách có nhiều ảnh hưởng tới doanh nghiệp, cả doanh nghiệp sản xuất năng lượng và doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào năng lượng.
Ảnh: TS. Nguyễn Mạnh Hải- Trưởng ban Chính sách dịch vụ công, CIEM trình bày báo cáo tại Hội thảo
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Mạnh Hải- Trưởng ban Chính sách dịch vụ công, CIEM thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo: “Nỗi đau ngắn hạn vì lợi ích dài hạn: Giảm thiểu tác động tiêu cực của cải cách chính sách tài chính cho nhiên liệu hóa thạch đối với doanh nghiệp”. Báo cáo gồm những nội dung chính sau: (i) Tổng quan chính sách và chương trình hiện tại hỗ trợ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cho các DNNVV; (ii) Kinh nghiệm quốc tế đối với các biện pháp hỗ trợ cải thiện hiệu suất năng lượng cho DNNVV; (iii) Đánh giá hiệu quả các chương trình hiện tại hỗ trợ hiệu quả năng lượng cho khu vực DN và xác định các biện pháp giảm thiểu tác động và (v) Khuyến nghị chính sách. Theo đó, các công cụ hỗ trợ thúc đẩy cải thiên hiệu quả năng lượng là các chương trình mục tiêu quốc gia, các Quỹ liên quan, Chương trình hỗ trợ ngành và địa phương, Chương trình/dự án hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên chỉ có hai chương trình ưu tiên riêng cho DNNVV để hỗ trợ hiệu quả năng lượng và được hỗ trợ bởi các đối tác phát triển DANIDA và UNDP, v.v..
Ảnh: Ông Huỳnh Kim Tước- Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng Thành phố Hố Chí Minh
phát biểu tại Hội thảo
Tham vấn cho báo cáo, ông Huỳnh Kim Tước- Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng Thành phố Hố Chí Minh nhận xét bài báo cáo chứa đựng nhiều thông tin và ông đồng tình với những biểu đồ về vai trò của các chương trình hỗ trợ hiệu quả năng lượng cho khu vực doanh nghiệp mà bản báo cáo đưa ra. Bên cạnh đó, ông còn đưa ra thêm một số vấn đề về nhận thức của các DNVVN về tiết kiệm năng lượng như thể chế và quy trình còn chưa rõ ràng, cụ thể ; Việt Nam vẫn còn thiếu những đội ngũ có hiểu biết về tiết kiệm năng lượng và vẫn còn có tình trạng một số doanh nghiệp đi lệch hướng về mục tiêu tiết kiệm năng lượng, v.v..
Ảnh: TS. Phạm Ngọc Long – Viện trưởng Viện Khoa học quản trị DNVVN Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, TS. Phạm Ngọc Long – Viện trưởng Viện Khoa học quản trị DNVVN Việt Nam đánh giá đây là một bản báo cáo khá công phu, chi tiết và có những số liệu cụ thể. Báo cáo trình bày rõ về những chính sách cải thiện và có những đánh giá chi tiết về hiệu quả các chương trình hiện tại hỗ trợ hiệu quả hiệu suất năng lượng. Bên cạnh đó, ông cho rằng nhóm nghiên cứu cần làm rõ hơn các tác động tiêu cực của chính sách tài chính đối với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi nhằm đóng góp những khuyến nghị chính sách giảm thiểu tác động tiêu cực của cải cách chính sách tài chính cho nhiên liệu hóa thạch đối với doanh nghiệp.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu và yêu cầu nhóm nghiên cứu xem xét và tiếp thu những ý kiến để hoàn thiện báo cáo./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM.
Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)