25/08/2015 - 3614 lượt xem
Ảnh: TS. Nguyễn Tú Anh- Trưởng ban Chính sách kinh tế Vĩ mô (CIEM) phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Tú Anh cho biết Báo cáo” Kinh tế Trung Quốc nửa đầu năm và triển vọng 2015” nằm trong chuỗi Báo cáo kinh tế vĩ mô Trung Quốc tổ chức 6 tháng một lần, với mong muốn mở ra một diễn đàn để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trình bày các kết quả nghiên cứu của mình, từ đó tạo thành một mạng lưới của giới nghiên cứu trao đổi về các vấn đề liên quan đến kinh tế vĩ mô Trung Quốc.
Tại Hội thảo, đại diện Nhóm nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc trình bày tổng quan nền kinh tế Trung Quốc đầu năm 2015. Những điểm nổi bật của báo cáo là: Tình hình lạm phát nửa đầu năm 2015 của Trung Quốc là 1.3%; Tăng trưởng sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh; Đầu tư TSCĐ tiếp tục suy giảm; Tỉ lệ xuất nhập khẩu của Trung Quốc nửa đầu năm 2015 giảm 6,9%, tỉ lệ xuất khẩu tăng trưởng giảm 0,9% và tỉ lệ nhập khẩu giảm 15,5%, v.v..
Bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra những lý giải về việc phá giá đồng NDT của Trung Quốc như: Phá giá đồng NDT để nền kinh tế không rơi vào tình trạng giảm phát; cách giải thích về việc giữ tăng trưởng, kích thích xuất khẩu; PboC làm vậy là để tiến thêm một bước nữa trong việc quốc tế hoá đồng NDT và hay việc phá già này là cách để PboC thăm dò phản ứng của thị trưởng nếu đồng NDT được thả nổi. Qua đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những rủi ro chính đối với nền kinh tế Trung Quốc năm 2015 như: giảm phát, nợ xấu và cải cách bị đẩy lùi.
Cũng tại Hội thảo, TS. Nguyễn Tú Anh giới thiệu báo cáo về các biến động kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng tới Việt Nam. Báo cáo phân tích việc phá giá đồng NDT không thể cải thiện được sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc. Thực chất việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua của Trung Quốc chỉ là điều chỉnh kỹ thuật và thay đổi cơ chế vận hành tỷ giá. Thêm vào đó, TS. Nguyễn Tú Anh cũng cho rằng rất ít có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ giá thêm nữa vì điều đó sẽ làm tăng gánh nợ nước ngoài của các doanh nghiệp ở Trung Quốc đã lên đến gần 1600 tỷ USD. Đồng thời, phá giá đồng NDT có tác dụng làm giảm đầu tư nước ngoài trong ngắn hạn. Những biến động tỷ giá trên thị trường giao sau cho thấy thị trường đánh giá việc Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh tỷ giá nữa là rất thấp. Việc đồng NDT mất giá có những tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam như đầu vào nhập khẩu giảm giá làm chi phí sản xuất giảm, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam sử dụng đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, lạm phát có thể tiếp tục giảm, tạo cơ hội giảm tiếp lãi suất cho vay. Động thái điều chỉnh tỷ giá và mở rộng biên độ của NHNN vừa qua được đánh giá là khôn ngoan và cẩn trọng. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Tú Anh cho rằng cần kiềm chế kỳ vọng phá giá, nếu kỳ vọng phá giá tăng thì lãi suất phải tăng và buộc phải tiếp tục phá giá. Nhiều khi tỷ giá bị phá không phải vì nó cần phải phá giá mà bởi vì thị trường kỳ vọng nó phải phá giá.
Việc kinh tế Trung Quốc suy giảm tăng trưởng có những ảnh hưởng tích cực đến Việt Nam như: giá các mặt hàng cơ bản trên thị trường thế giới sẽ giảm tạo điều kiện cho sản xuất ở Việt Nam; Nguồn vốn dư thừa tại Trung Quốc có khả năng sẽ tìm ra bên ngoài và Việt Nam cần tận dụng nguồn vốn này; Hàng hoá Trung Quốc có thể sẽ tràn sang Việt Nam và gây hai hiệu ứng ngược nhau. Đối với hàng hoá cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với hàng hoá cạnh tranh với các hàng do các doanh nghiệp FDI sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc có thể phải hạ giá, mở rộng quy mô sản lượng điều này làm lợi cho người tiêu dùng Việt Nam. Dòng vốn FDI có thể sẽ giảm dần và dịch chuyển ra khỏi TQ và Việt Nam là một đích đến đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của việc suy giảm tăng trưởng Trung Quốc đến Việt Nam là những bất ổn an ninh, chính trị từ Trung Quốc sẽ chuyển dịch ra ngoài.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Báo cáo được các chuyên gia, đại biểu đánh giá là chứa đựng nhiều thông tin, phân tích sắc sảo, có số liệu cụ thể và rất hữu ích. Đồng thời các chuyên gia cho rằng báo cáo cần đi sâu vào phân tích các tác động ảnh hưởng, các giải pháp và đặc biệt là nên có tầm nhìn rộng hơn đối với bộ máy chính trị Trung Quốc./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu (CIEM)
Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu (CIEM)
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)