25/09/2015 - 4489 lượt xem
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết mục tiêu của Hội thảo là thảo luận tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết; trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và các đề xuất, kiến nghị để đạt được mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 19 của Chính phủ.
Ảnh: Ths. Nguyễn Minh Thảo – Phó Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh trình bày báo cáo tại Hội thảo
Tại Hội thảo, Ths. Nguyễn Minh Thảo – Phó Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh báo cáo các kết quả đạt được sau 6 tháng triển khai Nghị quyết. Theo đó, tính đến ngày 23/9/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới chỉ nhận được 06 báo cáo 6 tháng thực hiện Nghị quyết 19 của 04 Bộ, cơ quan và 03 địa phương. Cụ thể là Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, VCCI, EVN, TP.. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Nai.
Trong lĩnh vực cải cách hành chính thuế, tính đến ngày 23/ 9/ 2015 đã có 98% doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử ổn định và tổng thời gian nộp thuế giảm 420 giờ (370 giờ trong năm 2014 và 50 giờ trong năm 2015), tương đương giảm được 78% số giờ thực tế. Tuy nhiên, thời gian trên thực tế không giảm được như tính toán theo những thay đổi chính sách của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp ghi nhận chỉ giảm khoảng 20% thời gian (tương đương khoảng 110 giờ).
Về cải cách hành chính bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp như cắt giảm 50 tiêu thức trên các biểu mẫu, tờ khai; bãi bỏ 16 thành phần hồ sơ trong các thủ tục; v.v… Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, thời gian nộp bảo hiểm xã hội tuy giảm nhiều, song vẫn chưa đạt được mục tiêu xuống 49,5 giờ như yêu cầu của Nghị quyết.
Tương tự, đối với cải cách thủ tục hải quan và quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, mặc dù Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã có nhiều nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hải quan, áp dụng hải quan điện tử, song các thủ tục chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chưa được cải thiện, do đó chưa giảm được thời gian thông quan hàng hóa.
Đối với việc tiếp cận điện năng, EVN đã triển khai nhiều giải pháp như: rút ngắn thời gian giải quyết các công việc liên quan đến EVN xuống dưới 10 ngày; triển khai cung cấp dịch vụ trọn gói; v.v… Tuy nhiên thực tế chưa đạt được chỉ tiêu tổng thời gian tiếp cận điện năng là 70 ngày như Nghị quyết đã đặt ra..
Liên quan đến việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại xuống còn tối đa 200 ngày, tính đến nay chưa có thông tin cụ thể về mức độ cải thiện đối với chỉ số này. Tuy nhiên, nhìn chung thời gian chưa rút ngắn được như yêu cầu của Nghị quyết.
Đối với việc giải quyết phá sản doanh nghiệp, mặc dù Luật Phá sản 2014 là một đạo luật tiến bộ với nhiều nội dung đổi mới, đã có hiệu lực từ 01/07/2015, song trên thực tế chưa ghi nhận sự cải thiện trong thủ tục và thời gian giải quyết phá sản của doanh nghiệp.
Để giải quyết tình hình trên, một số đề xuất, kiến nghị đã được đưa ra như: đề nghị các Bộ, cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong quản lý, kỹ thuật công nghệ; đề nghị các Bộ cụ thể sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiêp, v.v…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã ghi nhận những nỗ lực cải cách trong lĩnh vực thuế, hải quan và bảo hiểm trong việc giảm thời gian và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, sự thay đổi mang lại cho doanh nghiệp chưa được hiện thực hóa nhiều vì sự thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật về thuế và hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng nhu cầu, hay nghẽn mạng. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng môi trường kinh doanh đã bước đầu có chuyển biến, nhưng các Bộ ngành từ Trung ương tới địa phương cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể thực hiện được Nghị quyết 19 một cách có hiệu quả.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu kết thúc Hội thảo, Viện trưởng Nguyễn Đình Cung ghi nhận các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại biểu tham dự Hội thảo để hoàn thiện báo cáo. Đồng thời, Viện trưởng bày tỏ mong muốn nhận được sự phản hồi từ các Bộ, ngành về việc thực hiện triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM) hoặc liên hệ qua: Email: tttl@mpi.gov.vn
ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...