16/12/2015 - 4384 lượt xem
Ảnh 1: Ông Lê Viết Thái - Trưởng ban Thể chế kinh tế (CIEM) phát biểu khai mạc Hội thảo
Liên kết vùng là vấn đề lớn và là vấn đề được quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiều năm qua. Vấn đề liên kết vùng dựa trên cơ sở phối hợp với các Bộ, ban ngành Trung ương, các địa phương và các viện. Kết quả bước đầu đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo “Đề án liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long”, dự thảo “Cơ chế thí điểm điều phối liên kết vùng” và các cơ chế, chính sách có liên quan. Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần hoàn thiện, đặc biệt là cần có cơ chế pháp lý về liên kết vùng hiệu quả, thiết thực và hình thành tổ chức có thực quyền điều phối liên kết vùng. Do đó, CIEM phối hợp với Tổ chức Friedrich Naumann Foundation tổ chức Hội thảo trao đổi về thực trạng liên kết vùng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy và phát triển liên kết vùng.
Ảnh 2: PGS.TS. Lê Xuân Bá – Nguyên Viện trưởng CIEM
Tại Hội thảo, PGS.TS. Lê Xuân Bá – Nguyên Viện trưởng CIEM đã trình bày về thể chế kinh tế vùng. Theo PGS.TS. Bá phân tích việc phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội như hiện nay chưa thực sự giải quyết được một số vấn đề quan trọng như: chưa thể hiện bản sắc văn hoá của vùng; chưa cho thấy lợi thế vùng đối với phát triển; v.v… Trong khi đó, phần lớn các chính sách kinh tế chưa được thiết kế theo hướng tập trung khuyến khích phát triển đặc thù của từng vùng. Vì vậy, PGS.TS. Lê Xuân Bá đề xuất một số nhóm giải pháp như: tổ chức lại không gian lãnh thổ và các cấp hành chính; sớm ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi riêng mang tính đặc thù cho từng vùng; v.v…
Ảnh 3: ThS. Trần Thị Thu Hương – Phó Trưởng ban Thể chế kinh tế (CIEM)
Về mô hình tổ chức bộ máy vùng, ThS. Trần Thị Thu Hương – Phó Trưởng ban Thể chế kinh tế (CIEM) đã trình một số bài học rút ra cho Việt Nam từ những kinh nghiệm về liên kết vùng của các nước trên thế giới như Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, v.v… Vấn đề cần xác định rõ vai trò và sứ mệnh của bộ máy vùng và tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi, đó là lập quy hoạch, kế hoạch vùng. Việt Nam cũng cần xác định rõ vai trò lãnh đạo các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền Trung ương.
Ảnh 4: TS. Lê Anh Vũ – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng
TS. Lê Anh Vũ – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã phân tích thực trạng liên kết nội vùng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. TS. Vũ cho biết liên kết vùng trong nông nghiệp và liên kết cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các tình Tây Nguyên vẫn còn yếu dẫn đến việc thị trường vật tư đầu vào mất kiểm soát về giá cả và chất lượng. Qua đó, TS. Vũ đề xuất một số nhóm giải pháp như: hình thành và phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho liên kết kinh tế nội vùng; thúc đẩy hình thành và phát triển các chuỗi giá trị, mạng sản xuất hàng hoá co thế mạnh của vùng; v.v…
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đánh giá cao phần trình bày của các diễn giả và đồng tình với nhận định rằng vẫn thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong việc thi hành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư. Chưa có sự đồng bộ thống nhất giữa quy hoạch vùng với quy hoạch các ngành và quy hoạch tổng thể các địa phương dựa trên cơ sở lợi thế so sánh từng vùng.
Ảnh 5: Toàn cảnh Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, Ông Lê Viết Thái cảm ơn sự có mặt của các đại biểu tham dự Hội thảo và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu
ĐT: 84-4-37338930 Email: tttl@mpi.gov.vn
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)