19/04/2016 - 2735 lượt xem
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh việc xây dựng phương pháp lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư công là vấn đề quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời, đây cũng là công cụ pháp lý thiết yếu hỗ trợ cho các tỉnh/thành phố, các bộ ban ngành trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển trung hạn và hàng năm.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo, TS. Đinh Trọng Thắng – Trưởng ban Chính sách Đầu tư (CIEM) thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày những nội dung chính của báo cáo “Phương pháp sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư công tại Việt Nam”. Mục tiêu chính của báo cáo nhằm xây dựng một mẫu báo cáo chủ chương đầu tư, trong đó cung cấp đủ thông tin để kiểm tra việc tuân thủ của dự án đầu tư công theo các tiêu chí đã được quy định tại Điều 34 và Điều 36 của Luật Đầu tư công năm 2014 và xây dựng một bộ công cụ để sàng lọc và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư công quy mô trung bình và nhỏ (các dự án nhóm B và nhóm C) ở giai đoạn chủ trương đầu tư.
Ảnh 2: TS. Đinh Trọng Thắng – Trưởng ban Chính sách Đầu tư (CIEM) trình bày báo cáo
Đại diện nhóm chuyên gia WB, GS. Glenn P.Jenkins đã chỉ ra những vấn đề thường gặp của đầu tư công trên thế giới cũng như ở Việt Nam như: quy hoạch không gắn với các dự án, ngân sách trên thực tế, bộc lộ nhiều yếu kém trong thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư công, không tách biệt được lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, nhiều dự án đầu tư công chậm tiến độ, không hoàn thành hoặc chất lượng kém, hiệu quả sử dụng thấp. Từ đó, các chuyên gia WB cho rằng vấn đề cần được giải quyết hiện nay tại Việt Nam là xây dựng các hướng dẫn, quy định về phân tích kinh tế nhằm đánh giá và đo lường lợi ích và chi phí xã hội; xây dựng hướng dẫn cho từng ngành về cách thức lượng hóa chi phí và lợi ích kinh tế của dự án; áp dụng cơ chế hiệu quả để cấp vốn thực hiện các nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Điều này sẽ cải thiện hiệu quả đầu tư của khu vực công, kích thích tăng trưởng kinh tế hơn nữa. Tuy nhiên, quản lý đầu tư công vẫn đang là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và chuyên môn, yêu cầu phát triển năng lực, cải cách luật pháp và phát triển các nguồn lực kỹ thuật.
Ảnh 3: GS. Glenn P.Jenkins - Chuyên gia WB phát biểu tại Hội thảo
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đánh giá báo cáo đã đưa ra được Kế hoạch hành động nhằm tăng cường quản lý đầu tư công khá đầy đủ và toàn diện. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đã cập nhật được một cách kịp thời diễn biến tình hình thay đổi thể chế, luật pháp của Việt Nam trong lĩnh vực này mà những sự thay đổi này đang mang lại những tín hiệu tích cực ban đầu và kỳ vọng cho cả cộng đồng quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, thực tế quản lý đầu tư công tại Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét và bổ sung khi áp dụng khung lựa chọn dự án đầu tư mà báo cáo đã nêu. Cụ thể:
Một là, tính khả thi của việc áp dụng công cụ tính toán các chỉ số định lượng như chi phí – lợi ích của dự án trong điều kiện nguồn kinh phí chuẩn bị báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư còn hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng thông tin đầu vào liên quan đến dự án như thông tin dự báo, khảo sát thực tiễn, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội chưa đảm bảo chất lượng do đó ảnh hưởng đến sự chính xác của các phân tích định lượng;
Hai là, việc xác định ưu tiên dự án đầu tư công tại Việt nam phải gắn chặt với phân cấp quy hoạch đầu tư và phân cấp ngân sách của Việt nam. Mâu thuẫn lớn trong vấn đề này hiện nay là trong khi quy hoạch đầu tư và quản lý ngân sách được phân cấp khá cao cho từng địa phương và ngành thì nhiều dự án đầu tư (đặc biệt là các dự án lớn) lại mang tính liên địa phương và liên ngành, đặc biệt là tính vùng. Điều này làm cho việc thẩm định khó được toàn diện;
Ba là, các nội dung mang tính định tính lại đang là những yếu tố hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư công tại Việt nam. Nội dung này của Phương pháp luận trong Báo cáo nếu được chi tiết và cụ thể hơn thì sẽ hết sức bổ ích. Đặc biệt là đối với các dự án mang tính xã hội cao (như xóa đói giảm nghèo…) thì yếu tố định tính là cần thiết, còn nếu dựa hoàn toàn vào phương pháp định lượng thì dễ dẫn tới việc nhiều dự án tập trung ở đô thị làm tăng phân hóa giàu nghèo….
Ảnh 4: Toàn cảnh Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cảm ơn dự tham dự của các đại biểu và hi vọng báo cáo sẽ là tiền đề để các cơ quan có liên quan của Việt nam có thể tham khảo, nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ trên cơ sở cụ thể và chi tiết hóa hơn cho phù hợp với thực tiễn nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM) Email: tttl@mpi.gov.vn
ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)