13/06/2016 - 3727 lượt xem
Ảnh 1: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Toạ đàm
Phát biểu khai mạc Toạ đàm, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết mục tiêu của “Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn 2030” là đến năm 2020, các ngành được ưu tiên phát triển sẽ đi đầu trong việc áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam và đến năm 2030, các ngành được ưu tiên phát triển chủ yếu áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, gắn với đảm bảo hợp lý về điều kiện kinh tế Việt Nam, v.v… Buổi Toạ đàm được tổ chức nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc áp dụng mô hình Tổ chức công nghệ công lập nhằm hỗ trợ các DNVVN trong nâng cao năng lực công nghệ.
Ảnh 2: Ths. Ngô Minh Tuấn – Phó Trưởng ban Chính sách dịch vụ công (CIEM) trình bày báo cáo
Tại buổi Toạ đàm, Ths. Ngô Minh Tuấn – Phó Trưởng ban Chính sách dịch vụ công (CIEM) đã trình bày về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế hoạt động của các Trung tâm công nghệ công lập trực thuộc chính quyền địa phương ở Nhật Bản. Tính đến nay, Nhật Bản hiện có 600 Trung tâm công nghệ công lập, trong đó có 130 Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Nhiệm vụ của các tổ chức này là cung cấp các dịch vụ tư vấn, thử nghiệm và nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN.
Theo Ths. Tuấn, ở Việt Nam hiện nay, ở cấp tỉnh/thành phố có nhiều các tổ chức hỗ trợ DNVVN, điển hình như các Trung tâm hỗ trợ DNVVN (trực thuộc DPI), Trung tâm khuyến công (trucwjj thuocj DOIT), Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (trực thuộc DOST), v.v…. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có tổ chức nào chuyên về hỗ trợ chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ cho các DNVVN. Do đó, việc xây dựng các tổ chức có mô hình hoạt động giống như Trung tâm công nghệ công lập của Nhật Bản tại Việt Nam là rất cần thiết.
Cũng tại buổi Toạ đàm, TS. Tuệ Anh đã trình bày kinh nghiệm trong việc thành lập các tổ chức công nghệ hỗ trợ các DNVVN ở Trung Quốc và Thái Lan. Trung Quốc được đánh giá là những nước khá thành công trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, góp phần xây dựng cứ điểm sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu (như ôtô, xe máy, hàng điện tử, v.v…). Tuy nhiên, việc thành lập các tổ chức công nghệ hỗ trợ DNVVN ở Thái Lan lại chưa được thành công. Ngược lại, Trung Quốc hiện đang thực hiện khá tốt việc phát triển công nghiệp hỗ trợ
Tại phiên thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo đồng tình với ý kiến về việc thành lập các tổ chức công nghệ hỗ trợ DNVVN. Các đại biểu cho rằng, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và nhu cầu của các DNVVN về việc phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc thành lập các tổ chức công nghệ hỗ trợ DNVVN là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, các tổ chức này do chính quyền địa phương chi ngân sách nên việc thành lập tổ chức là khó khả thi. Do đó, cần nghiên cứu và phân tích kĩ mô hình để có thể phù hợp với Việt Nam.
Ảnh 3: Toàn cảnh Toạ đàm
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự Hội thảo và hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có thêm những hội thảo chuyên sâu hơn để trao đổi và chia sẻ nhằm góp phần nâng cao năng lực công nghệ của DNVVN trong phát triển công nghiệp hỗ trợ./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM) Email: tttl@mpi.gov.vn
ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)