04/08/2016 - 2896 lượt xem
Hội thảo do TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án RCV chủ trì. Tham dự Hội thảo có Ông Layton Pike – Phó Đại sứ Ôxtrâylia tại Việt Nam, ông Raymond Mallon – Cố vấn cao cấp của Dự án RCV, bà Rosalie McLachlan – Uỷ ban Năng suất của Ôxtrâylia, đại diện các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia kinh tế và một số cơ quan thông tấn báo chí.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án RCV phát biểu khai mạc Hội thảo
Ảnh 2: Ông Layton Pike – Phó Đại sứ Ôxtrâylia tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết Nghị quyết 19 năm 2016 đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế cạnh trang của Việt Nam. Để phục vụ công tác xây dựng chính sách nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của Chính phủ và MPI, CIEM tổ chức Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Chính phủ Ôxtrâylia trong việc rà soát chính sách cạnh tranh và trao đổi ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách cạnh tranh ở Việt Nam.
Ảnh 3: Bà Rosalie McLachlan đến từ Uỷ ban Năng suất của Ôxtrâylia chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo
Chia sẻ kinh nghiệm của Ôxtrâylia, bà Rosalie McLachlan cho rằng yếu tố đầu tiên của cạnh tranh là loại bỏ kiểm soát hạn ngạch nhập khẩu. Các lĩnh vực do doanh nghiệp nhà nước độc quyền như điện hay viễn thông cần phải được mở cửa cho tư nhân tham gia. Đồng thời, theo bà McLachlan, nguyên tắc cốt lõi của cạnh tranh là chống độc quyền. Cần loại bỏ ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước như ưu đãi về thuế và các chi phí khác. Bên cạnh đó, cần đảm bảo ngân sách nhà nước cũng được sử dụng ưu đãi cho tất cả doanh nghiệp.
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết thêm trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có dấu hiệu giảm dần, những nến tảng kinh tế vĩ mô kém vững chắc, nguy cơ bất ổn nền kinh tế cũng đang dần rõ nét. Để thoát khỏi hiện trạng đó, Việt Nam cần phải cải cách kinh tế bằng cách tập trung xây dựng chính sách cạnh tranh.
Ảnh 4: Toàn cảnh Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cảm ơn những chia sẻ kinh nghiệm trong việc rà soát chính sách cạnh tranh của bà Rosalie McLachlan cũng như nhưng ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự Hội thảo nhằm hoàn thiện chính sách cạnh tranh ở Việt Nam. TS. Cung hy vọng sẽ nhận thêm nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa từ các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp nhằm xây dựng chính sách cạnh tranh toàn diện ở Việt Nam trong thời gian tới./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)