17/11/2016 - 2913 lượt xem
Hội thảo do PGS. TS. Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng CIEM và GS. TS. Finn Tarp – Giám đốc UNU-WIDER đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo có đại diện đến từ các Bộ, ngành có liên quan, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế và một số cơ quan báo chí đến đưa tin.
Ảnh 1: Ban chủ trì Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS. Trần Kim Chung cho biết ma trận hạch toán xã hội (SAM) là bộ số liệu mô tả các luồng chu chuyển của sản phẩm và tiền tệ, phản ánh quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại theo ngành, tổ chức kinh tế của toàn bộ nền kinh tế trong một năm nhất định. SAM còn là bộ số liệu đầu vào của một số mô hình như mô hình số nhân, mô hình cân bằng tổng thể nhằm phân tích và đưa ra những khuyến nghị về chính sách kinh tế.
Ảnh 2: PGS. TS. Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Theo GS. TS. Finn Tarp, CIEM đã phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng các bảng SAM cho Việt Nam các năm 1999, 2000, 2003, 2007 và 2011 dưới sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) và SAM 2012 dưới sự hỗ trợ của UNU-WIDER. Việc cập nhật bảng SAM đã giúp các tổ chức trong và ngoài nước sử dụng để phân tích chính sách kinh tế trong bối cảnh trong nước và quốc tế đăng thay đổi.
Ảnh 3: GS. TS. Finn Tarp – Giám đốc UNU-WIDER phát biểu tại Hội thảo
Giới thiệu về SAM Việt Nam năm 2012, TS. Hồ Công Hoà – Nghiên cứu viên Tạp chí Quản lý kinh tế (CIEM) cho biết bảng SAM 2012 là ma trận vuông có kích thước 344 x 344. Bảng SAM 2012 cho Việt Nam có độ chi tiết nhất từ trước tới nay, với 164 ngành sản phẩm và 164 ngành sản xuất, so với SAM 2011 và SAM 2007 là 63 ngành/sản phẩm. Bảng SAM cung cấp bức tranh tổng thể về sản xuất, phân bổ thu nhập và mô tả toàn bộ các giao dịch cơ bản trong nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, bảng SAM năm 2012 còn phản ánh cấu trúc của nền kinh tế, dựa trên bảng cân đối liên ngành cập nhật nhất hiện nay của Việt Nam. Đặc biệt, so sánh các bảng SAM theo thời gian cho phép thực hiện những phân tích sâu về quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
Ảnh 4: TS. Hồ Công Hoà – Nghiên cứu viên Tạp chí Quản lý kinh tế (CIEM) phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, TS. Đặng Thị Thu Hoài – Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (CIEM) đã phân tích sự chuyển dịch cơ cấu của Việt Nam thông qua sử dụng số liệu SAM 2000 và SAM 2012. Theo đó, nổi bật yêu cầu cấp bách phải đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam do mô hình hiện tại tất yếu đem lại tốc độ tăng trưởng ngày càng giảm dần. Về định hướng chuyển dịch, TS. Hoài cho biết Việt Nam nên thúc đẩy ứng dụng tiến bộ công nghệ, gia tăng kết nối trong nền kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp hỗ trợ và nên chú ý phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
Ảnh 5: TS. Đặng Thị Thu Hoài – Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (CIEM) phát biểu tại Hội thảo
Trong phần trình bày “Thách thức tái cơ cấu trong lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm của Việt Nam”, ông Đoàn Xuân Hoà – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết với cơ cấu xuất khẩu như hiện nay, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao và thị trường có nguy cơ bị thu hẹp nếu không cải thiện về chất lượng.
Ảnh 6: Ông Đoàn Xuân Hoà – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát biểu tại Hội thảo
TS. Đỗ Cẩm Thơ – Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết ngành du lịch vẫn còn tình trạng kinh doanh chộp giật, gây ô nhiễm môi trường và thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, các chỉ số cạnh tranh về du lịch, điều kiện hỗ trợ, chính sách thức đẩy và hạ tầng, v.v… của ngành du lịch Việt Nam còn thấp và nhiều bất cập.
Ảnh 7: TS. Đỗ Cẩm Thơ – Tổng cục Du lịch Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, PGS. TS. Trần Kim Chung cảm ơn phần trình bày của các diễn giả và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự Hội thảo. PGS. TS. Chung hy vọng bảng SAM 2012 sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách./.
Ảnh 8: Toàn cảnh Hội thảo
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)