23/01/2017 - 2348 lượt xem
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Nguyễn Đình Cung cho rằng để các doanh nghiệp nhà nước tận dụng được những cơ hội mà các Hiệp định thương mại tự do mang lại thì việc cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh ở trong nước là một trong những yếu tố quyết định.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Phương – Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương đã giới thiệu những nét chính của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Theo đó, Việt Nam sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh do tính kinh tế quy mô; gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài để khai thác lợi ích của FTA; đồng thời, chắc chắn có các cải cách về thể chế, chính sách làm tăng tính dự đoán và giảm rủi ro; sự bổ trợ từ các nguồn sản xuất chất lượng cao và sự bổ trợ do tăng cường cạnh tranh tích cực,v.v… Ông Phương cũng cho biết mục tiêu của Việt Nam là EVFTA sẽ được đưa vào thực hiện vào năm 2018.
Ảnh 2: Ông Hoàng Văn Phương – Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương giới thiệu về EVFTA
Thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày tại Hội thảo, ông Trần Toàn Thắng – Phó Trưởng ban Ban Môi tường kinh doanh và năng lượng cạnh tranh (CIEM) cho biết giống như TPP, những cam kết trong EVFTA không chỉ giới hạn trong phạm vi loại bỏ thuế quan và tạo thuận lợi cho thương mại, mà sâu rộng hơn nhiều. Những cam kết đằng sau biên giới bao gồm cách thức quản lý nhà nước, ban hành pháp luật, mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà nước, vấn đề cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, quan hệ lao động,v.v...
Ảnh 3: Ông Trần Toàn Thắng – Phó Trưởng ban Ban Môi tường kinh doanh và năng lượng cạnh tranh (CIEM) trình bày báo cáo tại Hội thảo
Theo kết quả nghiên cứu, trong khi những tác động trực tiếp liên quan đến việc sửa đổi luật pháp cho phù hợp với cam kết của Hiệp định không nhiều, những tác động gián tiếp trong việc cải cách thể chế kinh tế nói chung là rất lớn, đặc biệt là môi trường đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, môi tường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Vấn đề trở lên cấp thiết hơn khi sự sẵn sàng của nền kinh tế và của doanh nghiệp cho thực hiện Hiệp định là chưa cao.
Ảnh 4: Bà Nguyễn Minh Thảo – Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) trình bày tại Hội thảo
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Minh Thảo – Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cũng cho rằng, trong EVFTA, cam kết về hải quan và tạo thuận lợi thương mại được thể hiện rất rõ trong Chương 5 và Chương 20 - Giao thức về hợp tác quản lý trong hải quan. Những chương trên thể hiện các cam kết về hải quan; tạo thuận lợi cho thương mại; hỗ trợ trong hải quan; hợp tác giữa hải quan của hai bên. Hầu hết các cam kết trên phải thực hiện ngay lập tức khi thỏa thuận có hiệu lực. Do đó, thực hiện EVFTA sẽ thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến vấn đề hải quan.
Trong phiên thảo luận, nhiều ý kiến nhất trí cho rằng Việt Nam cần có điều chỉnh về cải cách thể chế và chính sách trên nhiều lĩnh vực như môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh; cải cách các doanh nghiệp nhà nước, v.v… Chính phủ nên xây dựng một chiến lược quốc gia về cải cách thể chế và điều chỉnh chính sách, chiến lược sẽ xác định cơ cấu tổ chức và chính sách để đảm bảo chất lượng thể chế.
Ảnh 5: Toàn cảnh Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cảm ơn phần trình bày nhiều thông tin của các diễn giả và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự Hội thảo. Viện trưởng Cung cho rằng việc thực hiện EVFTA sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh hơn khi buộc các doanh nghiệp trong nước cải thiện khả năng cạnh tranh của mình, cũng như là sức ép để Chính phủ đưa ra những giải pháp cần thiết cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, giúp Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường, tránh được các thủ tục/chi phí không cần thiết khi liên quan đến các trường hợp chống bán phá giá./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)