06/03/2017 - 2064 lượt xem
Diễn đàn do TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM, ông Keisuke Oomori – Giám đốc TIFO và GS. Toshiro Nishizawa – Trường Chính sách công (Đại học Tokyo) đồng chủ trì. Tham dự Diễn đàn có ông Đặng Huy Đông – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện đến từ các bộ, ngành có liên quan, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á, các chuyên gia kinh tế cùng một số cơ quan báo chí truyền thông đến đưa tin.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Diễn đàn
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Viện trưởng Nguyễn Đình Cung cho biết hợp tác công nghiệp Việt Nam - Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần quan trọng cho những thành tựu về phát triển công nghiệp tại Việt Nam. Việt Nam đã được hưởng lợi đáng kể từ nguồn lực tài chính dồi dào của Nhật Bản thông qua các dự án đầu tư, hợp tác và phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng; học hỏi được từ những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển công nghiệp. Việt Nam còn nhiều cơ hội hợp tác với Nhật Bản nhằm phát triển công nghiệp trong nước khi cả hai đều đang tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có RCEP.
Ảnh 2: TS. Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện trưởng CIEM trình bày tại Diễn đàn
Tại Diễn đàn, TS. Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện trưởng CIEM đã trình bày tham luận “RCEP trong các FTA khu vực”. Theo TS. Thành, RCEP ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang dịch chuyển mạnh mẽ, chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy và tương lai của Hiệp định Đối tác kinh tế Thái Bình Dương (TPP) khó đoán biết. RCEP cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy các quốc gia trong khu vực ASEAN, đồng thời thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Ảnh 3: GS. Fukunari Kimura - Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) trình bày tại Diễn đàn
Trong phần trình bày “Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực và hàm ý đối với mạng sản xuất khu vực”, GS. Fukunari Kimura - Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) cho biết khi RCEP được thực hiện, Việt Nam và Nhật Bản sẽ có thêm cơ hội hợp tác sâu sắc hơn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, để việc hợp tác diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả hơn, Việt Nam cần thiết lập mạng lưới sản xuất tốt, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho nền kinh tế. Muốn làm được như vậy, cần tiếp tục chú ý phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành các chuỗi sản xuất lớn, có uy tín và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ảnh 4: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM trình bày tại Diễn đàn
TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM đã trình bày những cơ hội của ngành công nghiệp Việt Nam trước RCEP như tăng cường tham gia chuỗi sản xuất khu vực; cải thiện năng lực cạnh tranh CN; thúc đẩy thu hút FDI và thâm nhập/mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực; v.v… Bên cạnh đó, ngành công nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như đáp ứng quy tắc xuất xứ; tiêu chuẩn lao động môi trường; công nghiệp phụ trợ kém phát triển; v.v… Qua đó, TS. Tuệ Anh đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Ảnh 5: Các đại biểu tham dự Diễn đàn chụp ảnh kỷ niệm
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cảm ơn phần trình bày của các diễn giả và ghi nhận những ý kiến trao đổi thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm của các đại biểu tại Diễn đàn. Phó Viện trưởng Tuệ Anh hy vọng rằng Diễn đàn này sẽ đóng góp những đề xuất có giá trị cho quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên cơ sở tăng cường thúc đẩy hợp tác công nghiệp với Nhật Bản./.
Ảnh 6: Toàn cảnh Diễn đàn
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)