26/11/2018 - 13430 lượt xem
Số 91 (Tháng 11+12/2018)
MỤC LỤC
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI |
|
NGUYỄN QUỐC TOÀN |
|
Phương thức, hình thức, cấp độ và cơ chế điều phối của liên kết các chính quyền địa phương ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ |
3 |
LÊ CHÍ CÔNG, HUỲNH CÁT DUYÊN |
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố niềm tin của cộng đồng địa phương lên thái độ và ý định tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển tại duyên hải Nam Trung Bộ |
13 |
NGUYỄN QUANG TRUNG |
|
Giao thoa giữa văn hóa doanh nghiệp và quan hệ lao động: một nghiên cứu lý thuyết |
27 |
HUỲNH THẾ NGUYỄN, VÕ BẢO TRÂN |
|
Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam |
35 |
|
|
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN |
|
ĐINH VĂN TOÀN |
|
Phát triển nhân lực du lịch Quảng Bình giai đoạn hội nhập |
46 |
LÊ THÀNH Ý, HỒ CÔNG HÒA, TÔ NGỌC PHAN |
|
Thuế tài sản từ kinh nghiệm nước ngoài đến thực tiễn Việt Nam |
59 |
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH |
|
VÕ PHƯỚC TẤN, PHẠM XUÂN THU |
|
Phát triển bền vững du lịch biển, đảo vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và các FTA |
67 |
LÊ VĂN CƯƠNG |
|
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công trong thời gian tới |
75 |
PHƯƠNG THỨC, HÌNH THỨC, CẤP ĐỘ VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU PHỐI CỦA LIÊN KẾT CÁC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Nguyễn Quốc Toàn
Tóm tắt: Dựa trên lý thuyết về thể chế hành động tập thể, bằng phương pháp khảo sát tài liệu, quan sát thực tế và điều tra cán bộ công chức, bài viết phân tích phương thức, hình thức, cấp độ và cơ chế điều phối liên kết các chính quyền địa phương (CQĐP) ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) các CQĐP ở vùng DHNTB đang sử dụng phương thức liên kết tự nguyện, thiếu sự ràng buộc và chưa có tính chuyên nghiệp; (2) hình thức liên kết được sử dụng là Quan hệ đối tác đa phương, xử lý nhiều vấn đề, chi phí liên kết khá cao, rủi ro nhiều nhưng lợi ích thì chưa rõ ràng, cụ thể; (3) cấp độ liên kết đang nằm ở khoảng chuyển tiếp từ 1 đến 2 - tự phát, chưa được quản lý một cách nhất quán, thiếu vai trò của Chính phủ; (4) đã thiết lập cơ chế điều phối nhưng chưa thể hiện rõ vai trò. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế của vùng. Do vậy, trong thời gian tới, nâng cấp và thúc đẩy hiệu quả hoạt động liên kết các CQĐP mang ý nghĩa cấp thiết.
Từ khóa: cấp độ liên kết, cơ chế điều phối liên kết, hình thức liên kết, liên kết chính quyền địa phương, phương thức liên kết.
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NIỀM TIN CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG LÊN THÁI ĐỘ VÀ Ý ĐỊNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN TẠI DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Lê Chí Công và Huỳnh Cát Duyên
Tóm tắt: Nghiên cứu này phát triển dựa trên tích hợp ba lý thuyết: phát triển du lịch bền vững; trao đổi xã hội và hành vi tham gia. Mẫu nghiên cứu theo hạn ngạch được điều tra từ cộng đồng địa phương với 444/500 phiếu phát ra tại Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Kết quả 7/8 giả thuyết được ủng hộ. Cụ thể, thái độ của cộng đồng địa phương với chương trình phát triển du lịch bền vững đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa kiến thức, sự quan tâm và sự gắn kết cộng đồng với ý định hành vi của cộng đồng tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số chính sách phù hợp cho phép ngành du lịch phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ.
Từ khóa: sự gắn kết,kiến thức,sự quan tâm,thái độ,ýđịnh,cộng đồng, du lịch biển.
GIAO THOA GIỮA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG: MỘT NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
Nguyễn Quang Trung
Tóm tắt: Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) hình thành trên cơ sở quan hệ lao động (QHLĐ), là một biểu hiện bên ngoài của QHLĐ, VHDN tác động trở lại, định hướng cho QHLĐ. Tác giả bài viết dùng phương pháp nghiên cứu bàn giấy với dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu tổng quan tài liệu kết hợp biểu đồ Venn nhằm mục tiêu khám phá sự giao thoa giữa VHDN và QHLĐ trong môi trường nội bộ doanh nghiệp (DN) trên phương diện lý thuyết.
Từ khóa: văn hóa doanh nghiệp, quan hệ lao động, giao thoa.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Huỳnh Thế Nguyễn và Võ Bảo Trân
Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp Mô men tổng quát (General Method of Moments – GMM) để kiểm định giả thuyết nghiên cứu từ bộ dữ liệu về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nêu trên giai đoạn 2011 – 2016. Kết quả phân tích cho thấy đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng doanh thu, quy mô và thời gian hoạt động có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp phi tài chính cần thiết phải thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và củng cố quy mô nhằm cải thiện, bổ sung các khoảng trống về nguồn lực để phát triển ổn định, bền vững.
Từ khóa: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ROA, GMM.
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH QUẢNG BÌNHGIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
Đinh Văn Toàn
Tóm tắt: Nhân lực du lịch (NLDL) được đề cập trong bài viết là số nhân lực trực tiếp trong các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch - một lực lượng quan trọng trong tổng thể nguồn nhân lực du lịch và có tính quyết định đến chất lượng dịch vụ cũng như sức cạnh tranh của ngành du lịch. Kế thừa nghiên cứu về nhân lực du lịch Quảng Bình và các vấn đề đặt ra trong giai đoạn hội nhập và trên cơ sở nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực du lịch, bài viết đi sâu phân tích thực trạng giai đoạn từ 2010-2017 tại Quảng Bình, chỉ ra các các yếu tố tác động,hạn chếđối vớiphát triển nhân lực du lịch. Bài viết khuyến nghị các giải pháp cần thiết cho phát triển nhân lực du lịch Quảng Bình đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hội nhập hiện nay.
Từ khóa: nhân lực du lịch, du lịch Quảng Bình, phát triển nhân lực du lịch.
THUẾ TÀI SẢN TỪ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM
Lê Thành Ý, Hồ Công Hòavà Tô Ngọc Phan
Tóm tắt: Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công cao, tăng nguồn thu nội địa từ thuế là một giải pháp lựa chọn. Nhằm chuẩn bị chính sách thuế tài sản dự kiến trình Chính phủ bổ sung vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2018, Bộ Tài chính (BTC) đãđiều tra, khảo sát và tổ chức lấy ý kiến theo quy định của Luật ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật.Để có cái nhìn khách quan về vấn đề này, bài viết đề cập đến một số khái niệm, vấn đề rút ra từ một số quốc gia và việc cần lưu ý vận dụng trong hoàn cảnh Việt Nam.
Từ khóa: thuế tài sản, dự thảo Luật Thuế tài sản.
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN, ĐẢOVÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAMHỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ CÁC FTA
Võ Phước Tấn và Phạm Xuân Thu
Tóm tắt: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều vịnh, đảo và bãi tắm đẹp, là một trong những vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc nghiên cứu sẽ giúp xác định nhu cầu, sở thích, thói quen của du khách khi đến vùng duyên hải Nam Trung Bộ - Việt Nam, một thị trường du lịch tiềm năng so với các quốc gia trong khu vực. Từ đó, có những giải pháp phù hợp thu hút khách quốc tế đến Việt Nam và duy trì hướng phát triển bền vững, tăng trưởng về chất trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
Từ khóa: phát triển du lịch bền vững, biển, đảo.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NỢ CÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI
Lê Văn Cương
Tóm tắt: Với vai trò quan trọng của việc quản lý nợ công, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý nợ công năm 2017, tạo ra khuôn khổ pháp lý trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn vay nợ công phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững, huy động hợp lý các nguồn lực cho đầu tư phát triển, duy trì ở mức hợp lý với các cân đối lớn của nền kinh tế. Bài viết phân tích thực trạng, những nguyên nhân tồn tại và qua đóđề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: quản lý nợ công, ngân sách nhà nước, bền vững nợ công, tài chính quốc gia.