14/08/2018 - 13758 lượt xem
Số 89 (Tháng 7+8/2018)
MỤC LỤC
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI |
|
TRẦN KIM CHUNG |
|
Vận dụng phương thức Hợp tác công tư trong phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam: lý luận, thực trạng và giải pháp |
3 |
NGUYỄN THỊ TRÂM ANH, TRẦN THÙY CHI |
|
Chiến lược thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ |
12 |
TRẦN THỊ MINH HƯƠNG |
|
Ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đến ngành dệt may Việt Nam |
21 |
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN |
|
NGUYỄN QUANG BÌNH, HOÀNG ĐÌNH TÚ |
|
Biện pháp quản lý hoạt động thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay |
30 |
LÊ QUỐC ANH, PHẠM THÙY NGUYÊN, LÊ THỊ TRÂM ANH |
|
Phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp |
36 |
LÊ VĂN CƯƠNG |
|
Giải pháp tăng cường quản lý nợ công trong bối cảnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững |
45 |
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH |
|
NGUYỄN HUY PHÒNG |
|
Một số vấn đề về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân ở nước ta hiện nay |
53 |
LÊ CHÍ CÔNG, ĐỖ THỊ THANH VINH |
|
Vai trò của doanh nghiệp xã hội trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ |
63 |
KHỔNG VĂN THẮNG |
|
Thực trạng và giải pháp phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2016 |
71 |
Tóm tắt:
VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM: LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Trần Kim Chung
Thành phố thông minh là một nội hàm quan trọng của cách mạng 4.0. Để phát triển thành phố thông minh, cần kinh phí đầu tư rất lớn trong khi ngân sách nhà nước không thể chi trả cho tất cả các nguồn đầu tư. Một trong những giải pháp là vận dụng phương thức hợp tác công tư (public-private partnership - PPP). Nghiên cứu này chỉ ra những lợi thế, hạn chế và giải pháp của việc vận dụng phương thức PPP để phát triển thành công thành phố thông minh của Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
Từ khóa: thành phố thông minh, hợp tác công tư (PPP).
CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
Nguyễn Thị Trâm Anh và Trần Thùy Chi
Nghiên cứu sử dụng mô hình chiến lược xuất khẩu của Henson và Jaffee (2006) để phân tích chiến lược của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam. Kết quả khảo sát 20 doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Cà Mau, Sóc Trăng cho thấy 84,7% doanh nghiệp lựa chọn chiến lược thích ứng với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ thị trường Mỹ, trong đó có tới 64% doanh nghiệp thực hiện chiến lược phản ứng lại/tấn công hoặc phản ứng lại/phòng ngự, 36% thực hiện chiến lược chủ động/tấn công. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đề xuất hai khuyến nghị mang tính định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm Việt Nam: một là, đa dạng hóa thị trường theo mức độ khắt khe của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; hai là, hình thành lợi thế cạnh tranh bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn hướng đến khác biệt hóa sản phẩm.
Từ khóa: tôm, chiến lược xuất khẩu, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Trần Thị Minh Hương
Khả năng thực thi hiệp định CPTPP sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may là một ngành xuât khẩu chủ lực của Việt Nam. Bài viết đề cập đến tình hình sản xuất và xuất khẩu cùng các đặc điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian qua, phân tích cơ hội và thách thức với khả năng thực thi CPTPP đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Nhà Nước, doanh nghiệp dệt may và người lao động nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức to lớn này, trên cơ sở đó góp phần phát triển ngành và tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: TPP, CPTPP, cơ hội, thách thức, dệt may Việt Nam.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU THUẾ KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Quang Bình và Hoàng Đình Tú
Cùng với sự phát triển của công nghệ số và xu thế toàn cầu hóa kinh tế, kinh doanh trên mạng xã hội đã và đang trở thành một trong những xu hướng kinh doanh phổ biến, hấp dẫn nhất hiện nay. Với nhiều tính năng và ưu thế vượt trội so với các loại hình kinh doanh truyền thống, kinh doanh trên mạng xã hội thu hút ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới tham gia, mang lại nguồn lợi nhuận ngày càng lớn. Quản lý hoạt động thu thuế đối với loại hình kinh doanh này là vấn đề mới, phức tạp, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Từ khóa: thuế, kinh doanh, mạng xã hội.
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lê Quốc Anh, Phạm Thùy Nguyên và Lê Thị Trâm Anh
Phát triển doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam đang bất ổn, ít về số lượng, chất lượng chưa cao, hoạt động rời rạc, năng lực cạnh tranh và hiệu quả thấp, phát triển bấp bênh… Đó là hậu quả của mô hình phát triển thiếu cơ sở kinh tế vững chắc, nền tảng tăng trưởng yếu, bộ máy nhà nước nặng về quản lý, thiếu kiến tạo và định hướng phát triển DN... Thực trạng này dẫn đến năng suất lao động thấp, kinh tế tụt hậu, phát triển không bền vững, luôn tiềm ẩn rủi ro. Để hóa giải nguy cơ, tăng thêm thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nước ta cần nâng cao nhận thức và xử lý nhanh các nút thắt. Đồng thời, đổi mới sâu sắc cách quản trị DN Nhà nước (DNNN), phương thức và mức hỗ trợ DN, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), sử dụng đột phá về chiến lược phát triển DN, tinh giản thực chất bộ máy quản lý, thành lập Hiệp hội DN thuần túy…
Từ khóa: đột phá, hiệp hội, kiến tạo.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG TRONG BỐI CẢNH CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, NỢ CÔNG ĐỂ ĐẢM BẢO NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA AN TOÀN, BỀN VỮNG
Lê Văn Cương
Với tính chất quan trọng của việc quản lý nợ công, Quốc hội vừa thông qua Luật Quản lý nợ công năm 2017, tạo ra khuôn khổ pháp lý trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn vay nợ công phục vụ cho đầu tư phát triển. Bài viết sẽ phân tích thực trạng, những nguyên nhân tồn tại và qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: quản lý nợ công, ngân sách nhà nước, tài chính quốc gia.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, VĂN HÓA DOANH NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nguyễn Huy Phòng
Doanh nghiệp, doanh nhân là những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của nền kinh tế quốc gia. Việc đổi mới mô hình, phương thức kinh doanh; cải tiến công cụ lao động; khai thác hợp lý nguồn vốn, tài nguyên, nhân lực cùng việc cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp, doanh nhân gia tăng năng suất lao động, khẳng định thương hiệu, làm nên sức mạnh của công ty, tập đoàn. Tuy nhiên, việc quá chú trọng đến giá trị kinh tế thuần túy khiến nhiều doanh nghiệp, doanh nhân bất chấp pháp luật, vi phạm đạo đức kinh doanh, sa vào vòng lao lý. Vì thế việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân là yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kết quả nghiên cứu về văn hóa, doanh nhân ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân.
VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Lê Chí Công và Đỗ Thị Thanh Vinh
Hiện nay, hoạt động liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững ngành du lịch ở các địa phương trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Nguyên nhân có từ nhiều phía, bài viết này chỉ đề cập đến khía cạnh thiếu vai trò của doanh nghiệp xã hội dưới góc độ phân tích những bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở các địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp xã hội trong thời gian tới.
Từ khóa: doanh nghiệp xã hội, nhân lực, du lịch bền vững, duyên hải Nam Trung Bộ.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2011-2016
Khổng Văn Thắng
Trong những năm gần đây, khu vực kinh doanh cá thể tại tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, phân tích chi tiết cho thấy sự phát triển này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có của một tỉnh được mệnh danh là đất trăm nghề. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp, mô tả, so sánh, phân tích với 3 phần chính: (1) phân tích thực trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh cá thể ở tỉnh Bắc Ninh; (2) tìm ra những hạn chế về hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tỉnh Bắc Ninh; và (3) đề xuất một số giải pháp từ góc nhìn quản trị vốn và quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của khu vực cơ sở kinh doanh cá thể trong nền kinh tế hiện nay.
Từ khóa: sản xuất kinh doanh, Bắc Ninh, cá thể, doanh thu, vốn.