Số 88, tháng 5+6/2018
Tạp chí mới nhất

Số 88, tháng 5+6/2018

13/06/2018 - 14521 lượt xem

Số 88 (Tháng 5+6/2018)

MỤC LỤC

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

 

ĐINH XUÂN NGHIÊM

 

Đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với công ty lâm nghiệp nhà nước ở Việt Nam qua 5 tiêu chí

3

HÀ NAM KHÁNH GIAO, DƯƠNG LÊ PHƯƠNG UYÊN

 

Tác động của bầu không khí trong siêu thị đến hành vi của khách hàng: trường hợp siêu thị Coopmart

17

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

 

Ảnh hưởng của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam

 27

NGUYỄN HỒNG THU

 

Vai trò của tín dụng vi mô đối với sinh kế của các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ

 39

 

 

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

 

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

 

Vai trò nhà nước trong việc hình thành và phát triển cụm liên kết ngành: lý luận và kinh nghiệm của Trung Quốc

48

HOÀNG HỒNG HIỆP

 

Tái cơ cấu kinh tế Liên minh châu Âu từ sau cuộc khủng hoảng nợ công - nội dung và bài học kinh nghiệm

  57

 

 

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

 

NGÔ MINH TUẤN

 

Thực trạng các hình thức hợp tác công – tư trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam

 62

ĐẶNG THỊ LỆ XUÂN

 

Tín dụng cho sinh viên: thực trạng và một số khuyến nghị

 73

 

Tóm tắt

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TY LÂM NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM QUA 5 TIÊU CHÍ

Đinh Xuân Nghiêm, NCS., Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Trong quá trình đổi mới và phát triển các công ty lâm nghiệp nhà nước (LNNN), Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng hỗ trợ các công ty LNNN chuyển đổi về tổ chức và cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong bối cảnh này thì vai trò của quản lý nhà nước (QLNN) đối với các công ty LNNNcó ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Để làm rõ vai trò của QLNN với công ty LNNN, bài viết tập trung và phân tích đánh giá kết của QLNN đối với công ty LNNN trong thời gian qua ở Việt Nam, từ đó gợi ý một số giải pháp nâng cao kết quả QLNN đối với công ty LNNN ở Việt Nam trong gian đoạn tới.

Từ khóa: quản lý nhà nước, công ty LNNN, kết quả quản lý nhà nước.

 

TÁC ĐỘNG CỦA BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SIÊU THỊ ĐẾN HÀNH VI CỦA KHÁCH HÀNG: TRƯỜNG HỢP SIÊU THỊ COOPMART

Hà Nam Khánh Giao, PGS. TS., Trường Đại học Tài Chính – Marketing.

Dương Lê Phương Uyên, ThS., Công ty People Link.

Nghiên cứu kiểm định mức độ ảnh hưởng của các thành phần bầu không khí trong siêu thị đến hành vi mua ngẫu hứng của khách hàng trong siêu thị Coopmart ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), bằng việc khảo sát 259 khách hàng. Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA cùng với phân tích hồi quy bội được sử dụng với phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi mua ngẫu hứng của khách hàng - theo tầm quan trọng giảm dần: Giác quan, Bố trí trong siêu thị, Thiết kế trưng bày và trang trí, Nhân viên. Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý, cách thức quản trị cho các nhà quản lý siêu thị Coopmart nhằm thúc đẩy hành vi mua ngẫu hứng của khách hàng.

Từ khóa: bầu không khí trong siêu thị, hành vi mua ngẫu hứng, siêu thị Coopmart.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Nguyễn Thị Mai Hương, ThS., Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm một hệ thống các quyết định thích hợp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thu hút và sử dụng FDI vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đãđịnh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Trong gần ba thập kỷ vừa qua, FDI của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Với điều kiện nguồn lực và tiết kiệm trong nước còn hạn chế, thu hút FDI là một trong những chính sách quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội đãđặt ra. Bài viết tập trung nghiên cứu các chính sách thu hút FDI như Chính sách đất đai, Chính sách Thuế, Chính sách lao động, Chính sách thương mại và khuyến khích xuất khẩu, Chính sách công nghệ đã có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, từ đóđề xuất ra các giải pháp góp phần tăng cường thu hút nguồn vốn này trong tương lai.

Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 

VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ NGHÈO Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Hồng Thu, ThS., Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Bài viết này nghiên cứu vai trò của tín dụng vi mô đối với sinh kế của các hộ nghèo khu vực Đông Nam Bộ. Phân tích này dựa trên phân tích định lượng và các kiểm định thống kê, nghiên cứu phân tích đánh giá sinh kế của các hộ nghèo thông qua các chỉ tiêu về thu nhập, giá trị tài sản sở hữu của hộ nghèo và đánh giá khảo sát mức sống của hộ nghèo sau khi vay vốn tín dụng vi mô. Với việc thu thập khảo sát 600 mẫu quan sát hộ nghèo từ các tỉnh, thành trong khu vực, kết quả cho thấy rằng tín dụng vi mô có vai trò quan trọng trong việc phát triển sinh kế cho các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ.

Từ khóa: tín dụng vi mô, hộ nghèo, sinh kế của hộ nghèo

 

VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỤM LIÊN KẾT NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC

Nguyễn Thị Thu Huyền, NCS. ThS., Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Hình thành năng lực cạnh tranh cấp quốc gia luôn đòi hỏi mỗi nhà nước phải có những chiến lược cụ thể. Chính sách phát triển cụm liên kết ngành (CLKN) luôn là công cụ hữu hiệu để thực hiện việc này. Tác giả đã tổng kết những cơ sở lập luận cho sự hỗ trợ của nhà nước trong hình thành và phát triển CLKN và đưa ra vai trò cụ thể cho Nhà nước Trung ương và địa phương trong triển khai các sáng kiến. Kinh nghiệm của Chính phủ Trung Quốc trong hình thành và phát triển CLKN được tác giả minh họa và đưa ra những bài học cụ thể cho Việt Nam.

Từ khóa: năng lực cạnh tranh, vai trò Nhà nước, cụm liên kết ngành.

 

TÁI CƠ CẤU KINH TẾ LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG - NỘI DUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Hoàng Hồng Hiệp, TS., Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với những tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ công vào năm 2008, Liên minh Châu Âu (EU) đãđưa ra Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm (2010 - 2020) thay cho chiến lược Li-xbon (2000 - 2010) nhằm mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức và đổi mới sáng tạo, ngăn chặn nguy cơ tái xuất hiện khủng hoảng nợ công, tạo việc làm và duy trì đà tăng trưởng cho các nền kinh tế thành viên. Nghiên cứu này tập trung phân tích một số nội dung cốt lõi của quá trình tái cơ cấu kinh tế EU, rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng đã tạo nên thành công cho quá trình tái cơ cấu kinh tế của khu vực này.

Từ khóa: nợ công, EU, tái cơ cấu kinh tế.

 

THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG – TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM

Ngô Minh Tuấn, NCS. ThS., Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Y tế là một loại hình dịch vụ công mà nhà nước có vai trò chính trong việc đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận được dịch vụ y tế. Chính vì vậy, từ trước tới nay,Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương tăng cường đầu tư cho y tế, đảm bảo hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ công bằng, bình đẳng cho mọi người dân. Trong vài thập niên gần đây, hệ thống y tế Việt Nam đãđược củng cố, mở rộng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên, do Việt Nam là nước đang phát triển, nguồn lực đầu tư cho y tế từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, do vậy Nhà nước đang cố gắng huy động các nguồn lực từ tư nhân đầu tư cho y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng các hình thức hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực y tế trong thời gian qua và đề xuất một số giái pháp nhằm thu hút đầu tư của tư nhân trong lĩnh vực y tế thông qua hình thức hợp tác công – tư.

Từ khóa: y tế, PPP.

 

TÍN DỤNG CHO SINH VIÊN: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Đặng Thị Lệ Xuân, PGS. TS., Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Để đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học trong bối cảnh học phí ngày càng tăng, Chính phủ có chính sách cho sinh viên vay vốn ưu đãi. Chính sách này đã thực hiện được 10 năm nhưng kết quả chưa được đánh giá cao. Bài viết bàn về cơ sở, nội hàm của chính sách này cũng như thực trạng thực hiện chính sách, vàđề xuất một số giải pháp thúc đẩy cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học cho sinh viên nghèo.

Từ khóa: công bằng, giáo dục đại học, học phí, sinh viên, tín dụng.

Tạp chí mới nhất



Tạp chí xem nhiều nhất