23/08/2017 - 13124 lượt xem
Tạp chí Quản lý kinh tế Số 83, Tháng 7+8/2017
STT |
Tên bài |
Tác giả |
Trang |
|
Nghiên cứu - Trao đổi |
|
|
1 |
Chính sách cạnh tranh quốc gia: Kinh nghiệm quốc tế và một số thực trạng của Việt Nam |
NGUYỄN ĐÌNH CUNG, NGUYỄN THỊ LUYẾN |
3 |
2 |
Vấn đề huy động nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội hiện nay |
BÙI TẤT THẮNG |
17 |
3 |
Các nhân tố quyết định tới khoảng nghèo ở cấp tỉnh – tiếp cận kinh tế lượng không gian |
NGUYỄN VĂN CÔNG, ĐỖ TRỌNG HIẾU, NGUYỄN VIỆT HƯNG |
26 |
|
Kinh nghiệm – Thực tiễn |
|
|
4 |
Sản xuất xanh và tiêu dùng xanh: Khung chính sách quốc tế và bài học cho Việt Nam |
NGUYỄN VŨ HÙNG, NGUYỄN THỊ THÚY LAN |
33 |
5 |
Đánh giá tính bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản: Trường hợp nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Quảng Ngãi |
LÊ KIM LONG |
42 |
6 |
Đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế khu vực nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001 - 2015 |
NGUYỄN HỮU ĐẶNG |
51 |
|
Môi trường kinh doanh |
|
|
7 |
Lợi thế và thách thức đối với xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long |
TRẦN THỊ THU HƯƠNG |
58 |
8 |
Một số cơ hội và thách thức đối với phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2020 tầm nhìn 2030 |
NGUYỄN MINH NGỌC |
64 |
9 |
Từ truyền thống thương mại đến việc định hướng các loại hình doanh nghiệp tham gia kinh doanh tại Việt Nam |
NGUYỄN VINH HƯNG |
73 |
1. CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH QUỐC GIA: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM - Nguyễn Đình Cung và Nguyễn Thị Luyến
Tóm tắt
Cạnh tranh là yếu tố nền tảng của nền kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Trải qua 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu tạo nền tảng cho một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động. Tuy nhiên, về cơ bản, nền kinh tế Việt Nam vẫn kém năng động, sáng tạo với mức tăng trưởng kinh tế tương đối thấp và thiếu tính ổn định, chưa đúng tiềm năng; hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội không cao; năng suất lao động thấp;… Nguyên nhân cơ bản được cho rằng hiện vẫn tồn tại nhiều rào cản đang bóp nghẹt cạnh tranh và sáng tạo. Bài viết này tập trung làm rõ các vấn đề sau: (i) mục tiêu của chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường; (ii) kinh nghiệm xây dựng chính sách cạnh tranh quốc gia trong một nền kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy cạnh tranh, sáng tạo và phát triển; (iii) phân tích, đánh giá hiện trạng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam; và (iv) đề xuất một số định hướng hoàn thiện trong thời gian tới.
2. VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY - Bùi Tất Thắng
Tóm tắt
Từ nhiều năm nay, vấn đề huy động các nguồn lực nói chung, nguồn vốn tài chính nói riêng cho phát triển kinh tế - xã hội luôn là một trong số những chủ đề được các nhà làm chính sách ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đặc biệt quan tâm. Việc huy động nguồn lực này như thế nào một mặt phụ thuộc vào mức độ doanh lợi thực tế (nhất là với khu vực tư nhân), nhưng mặt khác, còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách, vào cách nhìn các nguồn vốn này như thế nào trong dài hạn của Chính phủ. Bài viết đã nêu ra vấn đề cần có cách nhìn mới trong hoạch định chính sách huy động nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong tình hình mới, cả ở khu vực Nhà nước và tư nhân trong và ngoài nước.
3. CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TỚI KHOẢNG NGHÈO Ở CẤP TỈNH – TIẾP CẬN KINH TẾ LƯỢNG KHÔNG GIAN - Nguyễn Văn Công, Đỗ Trọng Hiếu và Nguyễn Việt Hưng
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận kinh tế lượng không gian để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng nghèo ở cấp tỉnh tại Việt Nam. Kết quả cho thấy khoảng nghèo của một tỉnh phụ thuộc vào (i) giá trị sản xuất của tỉnh, (ii) tình trạng bất bình đẳng chi tiêu của tỉnh, (iii) chỉ số nguy cơ tổn thương của hộ trong tỉnh; và (iv) đặc điểm về khoảng nghèo và các đặc điểm khác ở những tỉnh lân cận.
4. SẢN XUẤT XANH VÀ TIÊU DÙNG XANH: KHUNG CHÍNH SÁCH QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM - Nguyễn Vũ Hùng và Nguyễn Thị Thúy Lan
Tóm tắt
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường đối với sự phát triển của đất nước, Việt Nam đã sớm xây dựng khung chính sách hướng tới sản xuất xanh và tiêu dùng xanh. Các chính sách này ngày càng trở nên hoàn thiện, đa dạng, và cụ thể hơn. Mặc dù vậy, khung chính sách hiện tại của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Bài viết này nhằm chỉ ra những bất cập trong khung chính sách tiêu dùng xanh và sản xuất xanh hiện hành dựa trên khung phân tích quốc tế. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng chỉ ra rằng với giai đoạn phát triển hiện nay, Nhà nước cần đầu tư thêm nguồn lực vào việc phát triển các công cụ thị trường và thông tin hơn là các công cụ mệnh lệnh.
5. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN: TRƯỜNG HỢP NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI -Lê Kim Long
Tóm tắt
Nghiên cứu này thực hiện nội sinh hóa chi phí môi trường của phát thải ô nhiễm trong sản xuất để đánh giá tính bền vững của nghề nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù nghề nuôi này ở Quảng Ngãi hiện tương đối hấp dẫn đối với các nhà sản xuất do chưa tính toán đến ảnh hưởng tiêu cực ra môi trường, nhưng dưới lăng kính bền vững thì nghề nuôi đã bắt đầu bước vào trạng thái bão hòa. Hơn nữa, nuôi tôm với mật độ cao hơn 150 con/m2 mặc dù có xu hướng cho doanh thu lớn, nhưng khả năng sinh lợi lại thấp và đặc biệt lượng phát thải chất ô nhiễm cũng lớn. Đây chính là thời điểm cần nghiên cứu và ban hành các chính sách nhằm từng bước nội sinh hóa chi phí môi trường vào quá trình sản xuất để tiến tới một nghề nuôi tôm bền vững. Những hỗ trợ người nuôi như phát triển công nghệ, triển khai kỹ thuật và hỗ trợ vốn sản xuất cũng cần được chú trọng.
6. ĐÓNG GÓP CỦA TFP TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHU VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2001 – 2015 - Nguyễn Hữu Đặng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là ước lượng tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp của tỉnh Kiên Giang bằng phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglas, dựa trên bộ dữ liệu thời gian 2001 - 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số đóng góp của vốn (α) là 0,6295, hệ số đóng góp của lao động (β) là 0,3705; tốc độ tăng trưởng TFP bình quân của khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp trong mỗi giai đoạn 5 năm 2001 - 2005, 2006 - 2010 và 2011 - 2015 lần lượt là 0,18%/năm, -1,23%/năm và 1,16%/năm; và đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp lần lượt là -3,40%, -20,28 và 10,48%.
7. LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trần Thị Thu Hương
Tóm tắt
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là địa bàn chiến lược cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của cả nước. Thời gian qua, vùng luôn chủ động và tích cực xúc tiến đầu tư, thương mại và thúc đẩy phát triển du lịch, tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực sự như kỳ vọng. Bằng phương pháp SWOT, bài viết sẽ tập trung phân tích lợi thế và thách thức của vùng trong công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại vùng ĐBSCL; và từ đó đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm tăng cường khai thác, tận dụng điểm mạnh, giải quyết các thách thức của vùng ĐBSCL.
8. MỘT SỐ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 - Nguyễn Minh Ngọc
Tóm tắt
Bài viết có mục đích làm rõ một số cơ hội và thách thức đối với phát triển Khu Công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trên cơ sở các phân tích này, bài viết gợi ý Khu công nghệ cao Đà Nẵng nên tập trung vào các công nghệ hướng đến giải quyết các thách thức toàn cầu; phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng hình thành tổ hợp đa chức năng đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà khoa học, các viện/trường đại học và các doanh nghiệp công nghệ cao; hợp lý hóa quy hoạch và tiến độ đầu tư đảm bảo yêu cầu cơ sở vật chất đối với khu công nghệ cao và khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; huy động tối đa các nguồn lực từ các chương trình, đề án, dự án quốc gia, các công ty đa quốc gia và các trường đại học trên địa bàn thành phố cho phát triển Khu CNC Đà Nẵng đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
9. TỪ TRUYỀN THỐNG THƯƠNG MẠI ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THAM GIA KINH DOANH TẠI VIỆT NAM - Nguyễn Vinh Hưng
Tóm tắt
Môi trường thương mại tại Việt Nam do phải trải qua khá nhiều giai đoạn phát triển nên đến nay vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế. Nghiên cứu cho thấy, yếu tố tâm lý kinh doanh tác động rất lớn đến tâm lý và quyết định của các nhà đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời điều này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với việc nhà đầu tư lựa chọn các loại hình doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Mặt khác, các loại hình doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thật sự phát huy hết hiệu quả và phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, bởi việc triển khai không thật sự phù hợp với đặc điểm và ưu thế của từng loại hình doanh nghiệp.