Đề tài NCKH cấp bộ

Đề tài: Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19

18/10/2021 - 1173 lượt xem

1. Tên đề tài: Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19

- Cấp quản lý: Cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Linh Hương, Nghiên cứu viên chính, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

3. Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quát của đề tài: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Việt Nam.

- Mục tiêu cụ thể của đề tài: (1) Nghiên cứu tổng quan các vấn đề về CĐS, CĐS trong doanh nghiệp, làm rõ khái niệm về CĐS, các đặc trưng của CĐS trong doanh nghiệp, các yếu tố thúc đẩy CĐS trong doanh nghiệp; (2) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy CĐS trong các doanh nghiệp từ đó rút ra bài học cho Việt Nam; (3) Làm rõ thực trạng CĐS trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, những kết quả đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả thúc đẩy CĐS trong doanh nghiệp; (4) Làm rõ những vấn đề đặt ra trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu COVID-19 và đề xuất giải pháp thúc đẩy CĐS trong các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

4. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Việt Nam và một số nước

- Về thời gian: Giai đoạn 2011-2020 và định hướng tới 2030.

- Về nội dung: Phần cơ sở lý luận nghiên cứu thể chế tác thúc đẩy CĐS trong doanh nghiệp gồm các công cụ chính sách, pháp luật do Nhà nước điều tiết; phần thực trạng nghiên cứu CĐS trong một số ngành như logistic, TMĐT, tài chính...và hạ tầng số làm nền tảng thúc đẩy CĐS doanh nghiệp.

5. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận:

- Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ: (1) Tiếp cận phân tích vi mô: phân tích thực trạng, điều kiện CĐS trong doanh nghiệp từ đó đề xuất chính sách của nhà nước; (2) Tiếp cận phân tích vĩ mô: từ góc nhìn quản lý nhà nước để đánh giá hiệu quả của quá trình CĐS ở Việt Nam và CĐS trong doanh nghiệp để có những hỗ trợ, bổ sung về mặt cơ chế, chính sách thúc đẩy CĐS trong doanh nghiệp Việt Nam.

 - Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu tại chỗ (desk study), tổng quan tài liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá; Nghiên cứu trường hợp điển hình (Case study).

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Đề tài được chia thành 3 chương chính:

Chương 1: Khái quát những vấn đề chung về chuyển đổi số, ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng phát triển chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế giai đoạn hậu COVID-19

Chương 3: Đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế Việt Nam  giai đoạn hậu COVID-19.