Đề tài NCKH cấp bộ

Đề tài: Cơ cấu lại khu vực DNNN: Thực trạng giai đoạn 2011-2020; quan điểm và phương hướng thực hiện giai đoạn 2021-2030

03/06/2020 - 2309 lượt xem

Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Cơ cấu lại khu vực DNNN: Thực trạng giai đoạn 2011-2020; quan điểm và phương hướng thực hiện giai đoạn 2021-2030.
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Đức Trung - Trưởng ban, Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát của đề tài: Xây dựng hệ thống luận cứ khoa học mới trong việc nghiên cứutổng kết những vấn đề thực tiễn trọng yếu gắn trực tiếp với cơ cấu lại DNNN ở Việt Nam và đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp chính sách cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021-2030
Mục tiêu cụ thể của đề tài: (i) Làm rõ luận cứ khoa học và thực tiễn về cơ cấu lại khu vực DNNN; (ii) Đánh giá đúng, khách quan, khoa học về tình hình cơ cấu lại khu vực DNNN giai đoạn 2011-2020; (iii) Đề xuất được hệ thống các quan điểm, mục tiêu và giải pháp chính sách cơ cấu lại khu vực DNNN giai đoạn 2021-2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Việc cơ cấu lại khu vực DNNN, bao gồm: Hệ thống các chủ trương, chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện cơ cấu lại khu vực DNNN; các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước và các chủ thể có liên quan đến cơ cấu lại khu vực DNNN.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam và trên thế giới.
+ Về thời gian: Việc đánh giá kết quả cơ cấu lại khu vực DNNN ở Việt Nam được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Việc đề xuất quan điểm, mục tiêu và giải pháp cơ cấu lại khu vực DNNN được áp dụng cho giai đoạn 2021-2030.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận của đề tài: 
+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về cơ cấu lại khu vực DNNN chủ yếu theo góc độ của kinh tế học thể chế, lý thuyết quyền tài sản.
+ Tiếp cận từ thực tiễn, nghiên cứu tài liệu về thực trạng cơ cấu lại khu vực DNNN ở Việt Nam và trên thế giới dưới góc độ thể chế kinh tế, bao gồm nghiên cứu về chủ trương, chính sách, quy định pháp luật, tổ chức thực hiện và các chủ thể có liên quan.
+ Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, quan điểm, chính sách, quy định pháp luật của Đảng và Nhà nước về cơ cấu lại khu vực DNNN ở Việt Nam trong giai đoạn tới dưới góc độ kế thừa, phát triển.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn là chủ yếu, kết hợp với phương pháp chuyên gia
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về cơ cấu lại khu vực DNNN
Chương 2: Thực trạng cơ cấu lại khu vực DNNN ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Chương 3: Đề xuất quan điểm, phương hướng thực hiện cơ cấu lại khu vực DNNN giai đoạn 2021-2030.