Đề tài NCKH cấp bộ

Đề tài: Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị cho giai đoạn 2021- 2030

04/06/2020 - 3511 lượt xem

 

1. Tên đề tài: Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị cho giai đoạn 2021- 2030

- Cấp quản lý: cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Luyến - Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài: Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường nhằm đề xuất hệ thống kiến nghị nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể của đề tài: (i) Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về nhà nước, thị trường, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước/ một số mô hình kinh tế thị trường về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường; (iii) Làm rõ thực trạng mối quan hệ nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiên nay và xác định những vấn đề đặt ra; và (iv) Đề xuất một số kiến nghị giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030. 

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm một số nước (Đức, Nhật Bản, Trung Quốc).

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam từ Đổi mới đến nay, trọng tâm từ 2011 đến nay; đề xuất kiến nghị cho giai đoạn 2021-2030.

- Phạm vi nội dung: Bên cạnh việc xem xét vai trò của Nhà nước, của thị trường, Đề tài chủ yếu xem xét mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong các khía cạnh:định hướng, điều tiết nền kinh tế; tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hoạt động; cung ứng hàng hóa, dịch vụ công và giải quyết các vấn đề xã hội.

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận của đề tài: (i) Nghiên cứu mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường được tiếp cận từ xem xét vai trò của Nhà nước, của thị trường trong nền kinh tế thị trường và xác định cơ chế tương tác hiệu quả và dựa trên nguyên tắc phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội; (ii) Bám sát các Nghị quyết, Kết luận của Đảng từ năm 2011 đến nay; đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; làm rõ kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.

Phương pháp nghiên cứu: (i) Phương pháp chuyên khảo, tổng hợp tài liệu (nghiên cứu tại bàn): Phương pháp chuyên khảo và tổng hợp tài liệu là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhằm rà soát, phân tích, tổng hợp các chủ trương, chính sách, các kết quả nghiên cứu đã có sẵn (trong và ngoài nước) về lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường và mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế; (ii) Phương pháp tham vấn chuyên gia thông qua Hội thảo khoa học.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Đề tài được kết cấu gồm 3 chương chính:

- Chương 1. Cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường.

- Chương 2. Thực trạng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

- Chương 3. Đề xuất kiến nghị giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030.