Đề tài NCKH cấp bộ

Rủi ro trong quản lý nhà nước đối với đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) lĩnh vực giao thông đường bộ: nhận diện và giải pháp chính sách (đề tài năm 2017)

10/04/2018 - 4392 lượt xem

 

Tóm tắt đề tài

1. Tên đề tài: Rủi ro trong quản lý nhà nước đối với đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) lĩnh vực giao thông đường bộ: nhận diện và giải pháp chính sách

  • Cấp quản lý: cấp Bộ
  • Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Hương Linh

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài: Nhận diện và xác định rủi ro trong quản lý nhà nước (QLNN) về đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro cũng như giảm tác động không mong muốn trong trường hợp xảy ra.

Mục tiêu cụ thể của đề tài: (1) nhận diện rủi ro trong QLNN đối với hình thức PPP lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam; (2) chỉ ra những lỗ hổng/hạn chế chính sách tạo ra rủi ro trong QLNN đối với dự án PPP lĩnh vực giao thông đường bộ của Việt Nam; (3) đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm hạn chế rủi ro trong QLNN đối với hình thức PPP lĩnh vực giao thông đường bộ của Việt Nam.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu rủi ro trong QLNN đối với đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: Từ năm 2000 tới 2017;

Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu rủi ro trong QLNN đối với đầu tư theo hình thức PPP giới hạn trong phương thức BOT lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam.

Về kinh nghiệm quốc tế: Chọn lọc một số trường hợp tiêu biểu, bao gồm cả thành công và thất bại trong QLNN với đầu tư theo hình thức PPP tại một số quốc gia phát triển và đang phát triển.

Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp phân tích, tổng hợp: đề tài phân tích, hệ thống và khái quát hóa các kết quả nghiên cứu đã có sẵn về lý luận và thực tiễn quốc tế.
  • Rà soát và phân tích thực trạng của PPP trong giao thông đường bộ tại Việt Nam; hệ thống các chính sách hiện hành của Việt Nam về hoạt động đầu tư theo PPP trong giao thông đường bộ thành chu trình dự án PPP theo thông lệ tốt, so sánh với chu trình của PPP lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam để xác định những điểm chưa tương thích, chưa phù hợp.
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực giao thông đường bộ trên thế giới, nghiên cứu và nhận diện rủi ro trong QLNN hoạt động đầu tư theo hình thức PPP giao thông đường bộ ở Việt Nam.
  • Phỏng vấn và trao đổi với một số chuyên gia có liên quan.

5. Kết quả nghiên cứu

Đề tài được kết cấu như sau:

Lời nói đầu

Chương I. Rủi ro trong QLNN đối với đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực giao thông đường bộ: lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế

Chương II. Nhận diện rủi ro trong QLNN đối với đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam

Chương III. Một số đề xuất nhằm hạn chế rủi ro trong QLNN đối với đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam trong thời gian tới

Kết luận