Đề tài NCKH cấp bộ

Hoàn thiện thể chế cạnh tranh góp phần cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam

04/08/2017 - 5420 lượt xem

Tóm tắt đề tài

1. Tên đề tài: Hoàn thiện thể chế cạnh tranh góp phần cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam

- Cấp quản lý: cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Minh Ngọc

 3. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài: Trên cơ sở lý thuyết liên quan đến chính sách cạnh tranh (bao gồm lý luận về cạnh tranh, lý thuyết về quá trình chuyển đổi, lý thuyết về hội nhập), kinh nghiệm quốc tế, và thực trạng thể chế cạnh tranh tại Việt Nam, đề tài sẽ đưa ra những đề xuất hoàn thiện thể chế cạnh tranh tại Việt Nam góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, và minh bạch tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể của đề tài: (1) Tổng quan làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến thể chế cạnh tranh; (2) Rà soát, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thể chế cạnh tranh; (3) Đánh giá thực trạng về thể chế cạnh tranh ở Việt Nam; (4) Đề xuất cải thiện thể chế cạnh tranh tại Việt Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu:

 - Thời gian: Từ năm 2004 khi Luật Cạnh tranh được thông qua và có hiệu lực đến nay;

- Không gian: Toàn quốc

- Nội dung: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các văn bản liên quan đến pháp luật cạnh tranh gốc và một số các văn bản pháp quy khác có tác động đến cạnh tranh, hiệu lực thực thi của các văn bản này, và cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh gốc (tập trung vào Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh).

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có sẵn (trong và ngoài nước) về lý luận và thực tiễn quốc tế về thể chế cạnh tranh.

- Xem xét tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cạnh tranh bao gồm pháp luật cạnh tranh gốc và các văn bản ảnh hưởng đến cạnh tranh.

- Phỏng vấn và trao đổi với một số chuyên gia có liên quan.

- Nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu các trường hợp về hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, những hành vi phân biệt đối xử của cơ quan quản lý Nhà nước,..;

5. Kết quả nghiên cứu

Đề tài được kết cấu như sau:

- Mở đầu

- Chương I. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến thể chế cạnh tranh

- Chương II. Thực trạng thể chế cạnh tranh của Việt Nam

- Chương III: Một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế cạnh tranh tại Việt Nam trong thời gian tới

- Kết luận