Đề tài NCKH cấp bộ

Thực trạng phá sản doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam

01/03/2004 - 8927 lượt xem

Tóm tắt đề tài cấp Bộ

1. Tên đề tài:

- Cấp quản lý: Cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Kim Anh, Nghiên cứu viên - Ban Nghiên cứu đổi mới và phát triển doanh nghiệp Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài có 3 mục tiêu cơ bản

  • Nghiên cứu và đánh giá pháp luật về phá sản ở Việt Nam và ở một số nước trên thế giới;
  • Tìm hiểu thực trạng thi hành Luật Phas sản doanh nghiệp (1993) ở Việt Nam và chỉ ra những bất cập trong pháp luật và trong việc thực hiện Luật PHá sản doanh nghiệp Việt Nam
  • Đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật phá sản.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

            Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp luật có liên quan về phá sản doanh nghiệp đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phá sản doanh nghiệp) và tổ chức, hoạt động của bộ máy thực thi Luật Phá sản doanh nghiệp như Tòa Kinh tế thuộc Tòa án Nhân dân các cấp và các cơ quan thi hành án.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng thi hành phá sản và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến phá sản ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Đối với pháp luật phá sản của Việt Nam, phạm vi nghiên cứu giới hạn trong thời gian từ khi ban hành Luật phá sản doanh nghiệp từ năm 1993 đến 2004

- Thời gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về thời gian phần về Việt Nam là từ năm 1993 đến 2004

- Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của đề tài, trong quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu hệ thống và phân tích biện chứng lịch sử, đồng thời nghiên cứu thực tiễn tại Tòa kinh tế Tòa án nhân dân TP. Hà Nội và Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân tối cao.

5. Kết quả nghiên cứu đạt được:

Kết cấu đề tài gồm ba chương.

  • Chương I: Cơ sở lý luận về phá sản doanh nghiệp và pháp luật về phá sản ở một số nước trên thế giới.
  • Chương II: Thực trạng, nguyên nhân và những tồn tại liên quan đến việc phá sản doanh nghiệp trong thời gian qua;
  • Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật về phá sản ở Việt Nam

Kết quả của đề tài góp phần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp hơn để phục vụ cho việc cải cách doanh nghiệp, qua đó tác động tới sự phát triển của nền kinh tế. Về mặt xã hội, đề tài đưa ra các biện pháp chính sách góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật phá sản, giải quyết vấn đề “hình sự hóa” các vụ việc kinh tế đang rất bức xúc ở Việt Nam, đồng thời cũng gián tiếp thúc đẩy việc sắp xếp, tạo việc làm cho người lao động thông qua quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp.

      Nội dung nghiên cứu của đề tài đã đóng góp thông qua việc Chủ nhiệm đề tài trực tiếp được cử tham gia Ban soạn thảo Luật Phá sản (2003). Nhiều kiến nghị đã được thảo luận và chấp thuận trong Dự án Luật Phá sản được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp lần thứ V ngày 15/6/2004. Nội dung đề tài cũng được sử dụng trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản (chính thức là Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản)

6. Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu năm 2004 đánh giá: Xuất sắc

7. Báo cáo của đề tài được lưu tại: Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.