Đề tài NCKH cấp bộ

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam

16/03/2012 - 5628 lượt xem

Tóm tắt đề tài

1. Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam

- Cấp quản lý: cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: Th.S Nguyễn Hữu Thọ, Ban Chính sách phát triển nông thôn

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá những tồn tại và đề xuất khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam trong giai đoạn tới.         

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung về hiệu quả dịch vụ khuyến nông thông qua tiếp cận và sử dụng dịch vụ khuyến nông của hộ gia đình nông dân.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả dịch vụ khuyến nông nhà nước trên phạm vi cả nước. Trong đó, tập trung phân tích kết quả điều tra 3200 hộ gia đình nông dân tại 12 tỉnh thuộc Dự án CIEM - DANIDA để làm minh chứng.

- Về thời gian: đánh giá thực trạng hiệu quả dịch vụ khuyến nông trong giai đoạn vừa qua (tập trung từ 2006 đến 2011) và giải pháp đề ra cho giai đoạn tới (giai đoạn 2013 - 2020)

- Về nội dung: Hiện nay ở Việt Nam đang có hai hệ thống cung cấp dịch vụ khuyến nông đó là khuyến nông nhà nước và khuyến nông tư nhân. Trong hai loại hình này, khuyến nông nhà nước vẫn là loại hình chủ đạo, góp phần quan trọng trong sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp. Vì thế, trong nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu khuyến nông nhà nước cho đối tượng là hộ nông dân.

- Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: đề tài sẽ tiếp cận theo các bước: 1) Đánh giá kết quả cung cấp và kết quả tiếp nhận dịch vụ khuyến nông; 2) Phân tích những yếu tố đang cản trở làm giảm hiệu quả cung cấp; 3) Đề xuất giải pháp giải quyết các khó khăn để nâng cao hiệu quả khuyến nông.

- Phương pháp thu thập số liệu: 1) Các tài liệu thứ cấp đã công bố; 2) Sử dụng bộ số liệu điều tra 3200 hộ thuộc Dự án CIEM - DANIDA do CIEM thực hiện các năm 2006, 2008 và 2010; 3) Sử dụng thông tin, số liệu từ một số nghiên cứu có liên quan thực tế tại một số tỉnh.

- Phương pháp phân tích số liệu

1) Phương pháp thống kê so sánh: đề tài xác định một số chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả dịch vụ khuyến nông, từ đó so sánh kết quả đạt được theo thời gian.

2) Phương pháp chuyên gia: thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh khuyến nông thu thập thêm thông tin, quan điểm về khuyến nông.

3) Phương phân tích SWOT: để xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của dịch vụ khuyến nông làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ khuyến nông giai đoạn tới.

5. Kết quả nghiên cứu

Đề tài được kết cấu như sau:

Mở đầu

Chương I: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về hiệu quả dịch vụ khuyến nông  

Chương II: Đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ khuyến nông giai đoạn tới

Kết luận

6. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu năm: 2012.

7. Báo cáo của Đề tài được lưu tại: Thư viện của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.