Thông tin kinh tế - xã hội
Thông tin kinh tế - xã hội

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA GIAI ĐOẠN 2011-2020; QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2021-2030

Cải cách khu vực kinh tế nhà nước là một nội dung căn bản của quá trình chuyển đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong đó, việc xác định vai trò của kinh tế nhà nước là cơ sở để xây dựng và thực hiện hệ thống cơ chế, chính sách có liên quan.

Bài viết này có mục tiêu nhìn lại, đánh giá kết quả thực hiện vai trò của kinh tế nhà nước giai đoạn 2011-2020, từ đó kiến nghị đổi mới quan điểm, mục tiêu và phương hướng thực hiện cho giai đoạn 10 năm 2021-2030.

 

30/12/2019

TÁI CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM: 10 NĂM NHÌN LẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong hơn 25 năm từ khi mở cửa đã đạt được những thành tựu nổi bật trên nhiều mặt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2010 của Việt Nam đạt 7,26%, cao hơn nhiều so với trung bình trong khu vực và trên thế giới.Từ năm 2008, Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới, với nhiều thành tích vượt bậc về xóa đóigiảm nghèo.Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm xuống còn khoảng gần 5,35%[1].

 

 

 

30/12/2019

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 VÀ THỜI ĐẠI SỐ: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Trí tuệ nhân tạo hiện đang phát triển với tốc độ “hàm mũ”, có nhiều đóng góp quan trọng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống con người. Tuy nhiên, Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực rất phức tạp và cũng tạo ra nhiều thách thức rất đáng lo ngại. Hiểu biết đúng về Trí tuệ nhân tạo để nắm bắt đúng và kịp thời các cơ hội và thách thức từ Trí tuệ nhân tạo là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi tổ chức và mỗi quốc gia. Bài viết này tập trung làm rõ khái quát chung về Trí tuệ nhân tạo, sự phát triển vượt bậc của Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4.0 và thời đại số, các thách thức lớn từ Trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập tới tình hình nghiên cứu, triển khai Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu một số nội dung cơ bản các chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo quốc gia của một số nước trên thế giới, bài viết sẽ đưa ra một số vấn đề đặt ra cho việc xây dựng chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo quốc gia của Việt Nam nhằm góp phần tạo động lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

 

30/12/2019

Giải pháp phát triển bảo hiểm hưu trí đa tầng ở Việt Nam

Trên thế giới, hệ thống hưu trí truyền thống theo cơ chế thực thu, thực chi PAYG (Pay as You Go) đang dần được chuyển sang hệ thống hưu trí được tài trợ (hoàn toàn/một phần) từ sự đóng góp tự nguyện của các cá nhân tham gia vào các chương trình hưu trí tư nhân. Sự ra đời của hệ thống hưu trí được tài trợ (funded pension system) này đã cho phép các quỹ hưu trí tự nguyện tích lũy tài sản để đầu tư trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, sự phát triển của quỹ hưu trí tại Việt Nam mặc dù đã được hình thành từ năm 2013 nhưng vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Bài viết này làm rõ một một số vấn đề về bảo hiểm hưu trí và đề xuất giải pháp phát triển bảo hiểm hưu trí đa tầng ở Việt Nam trong thời gian tới.

 

30/12/2019

THƯ MỤC THÔNG BÁO TÀI LIỆU MỚI THÁNG 11/2019

THƯ MỤC THÔNG BÁO TÀI LIỆU MỚI THÁNG 11/2019

30/11/2019

Chuyên đề 2019

Chuyên đề 2019

01/11/2019

THÔNG BÁO TÀI LIỆU MỚI THÁNG 10/2019

Thư mục các bài viết tổng hợp đăng trên vnep.ciem.org.vn tháng 10/2019

31/10/2019

THƯ MỤC THÔNG BÁO TÀI LIỆU MỚI THÁNG 8/2019

Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 8/2019

16/09/2019