Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020: Tinh thần kiến tạo trong bối cảnh bình thường mới
Tiếp theo những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ấn tượng năm 2019, Việt Nam bước vào năm 2020 với không ít kỳ vọng và hứng khởi. Tuy vậy, diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 đòi hỏi Việt Nam, giống như các quốc gia khác, phải thực hiện những biện pháp phòng chống chưa từng có tiền lệ (giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, v.v.). Các biện pháp này là cần thiết và đóng góp đáng kể vào thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch, song cũng kéo theo hệ lụy không nhỏ đối với nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, Chính phủ đã nhanh chóng thực hiện một số biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
11/07/2020
Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 5.2020
11/06/2020
Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 4.2020
Thư mục thông báo tài liệu mới Tháng 4/2020
05/05/2020
Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường và cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam
Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam gắn liền với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trải qua hơn 30 năm Đổi mới, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường đã có nhiều điều chỉnh, đặc biệt trong xác định vai trò của Nhà nước, của thị trường trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược phải thực hiện trong giai đoạn 2011- 2020. Qua gần 10 năm thực hiện, nhiệm vụ đột phá chiến lược về thể chế kinh tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng thể chế kinh tế vẫn được xác định là một rào cản lớn trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Để có cơ sở đề xuất kiến nghị về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN cho giai đoạn tiếp theo, đặc biệt giai đoạn 2021-2030, việc nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020, từ đó xây dựng mục tiêu và định hướng giải pháp thực hiện cho giai đoạn tới là cần thiết.
29/04/2020
Kinh tế nhà nước, cơ cấu lại DNNN: Đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2020 và đề xuất phương hướng giải pháp cho giai đoạn 2021 - 2030
Kinh tế nhà nước và DNNN là hai trong những nội dung cải cách quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986. Trong giai đoạn thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020, Việt Nam đã thực hiện chương trình cơ cấu lại khu vực DNNN gắn với các kế hoạch 5 năm 2011-2015 và 2016-2020 nhằm mục tiêu góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nền kinh tế và của khu vực doanh nghiệp...
29/04/2020
Định vị doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam. Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến năm 2030, việc tham gia CMCN 4.0 có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 28.5 đến 63 tỷ USD, tùy theo mức độ ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp, tương đương với mức tăng thêm từ 7-16% GDP năm 2030. CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi cấu trúc việc làm của nền kinh tế nhưng sẽ mang lại thêm từ 2.7-2.9 triệu việc làm. Năng suất lao động tính bằng GDP/lao động sẽ tăng thêm từ 315-640 USD/lao động...
29/04/2020