Thông tin kinh tế - xã hội
Thông tin kinh tế - xã hội

Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước trong hỗ trợ DNNVV: bài học cho Việt Nam

Nguyễn Thị Minh Thu

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là lực lượng sản xuất chính, tạo ra công ăn việc làm và góp phần ổn định xã hội. Do đặc điểm dễ bị tổn thương của DNNVV, nên Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV. Chuyên đề này thực hiện xem xét, đánh giá các kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV từ các nước phát triển và đang phát triển gồm Mỹ, Hàn Quốc và Malaysia. Từ đó đúc rút ra một số bài học về việc nâng cao vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển DNNVV tại Việt Nam...

 

 

30/12/2020

Kiến nghị chính sách đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay

Hoàng Văn Cương

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Đổi mới sáng tạo được coi là động lực quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những năm gần đây, đổi mới sáng tạo ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh tiến bộ công nghệ vượt bậc và cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều thành tựu và ứng dụng công nghệ lớn. Quan niệm về đổi mới sáng tạo và trọng tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo trong quá trình phát triển của một quốc gia cũng có sự thay đổi khá lớn. WB (2019) chỉ rõ đổi mới sáng tạo hiện nay không chỉ được thực hiện ở các nền kinh tế phát triển mà đóng vai trò quan trọng ở cả các nước đang phát triển...

30/12/2020

Phân tích tác động của tiền gửi về đến hành vi tiết kiệm của hộ gia đình ở Việt Nam

Phạm Quang Trung

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Di cư từ lâu đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự di chuyển công dân của một nước trong phạm vi lãnh thổ hoặc qua biên giới quốc gia là một trong những chủ đề quan trọng về chính sách, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay. Di cư được nhận thức là một trong những cơ hội phát triển kinh tế cho hộ gia đình và nơi xuất cư...

30/12/2020

Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

Hoàng Văn Cương

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 

Tăng trưởng xanh, hay phát triển kinh tế xanh là một khái niệm không mới ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Kinh tế xanh là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa đó là những hoạt động (trong nền kinh tế) tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa). Đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng), 3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững. Một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mô hình phát triển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và kiến thức về kinh tế học sinh thái...

30/12/2020

Đánh giá kết quả cơ cấu lại ngành kinh tế nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2020

Lê Mạnh Hùng

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Có nhiều ý kiến cho rằng, nông nghiệp Việt Nam đã phát triển tương đối tốt, Việt Nam xuất khẩu được nhiều hàng hóa nông sản. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, vẫn còn nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, làm chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến phát triển ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong sản phẩm quốc nội (GDP) giảm dần, nhưng không có nghĩa là vai trò của ngành nông nghiệp giảm. Thực tế cho thấy, nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản... có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới nhưng là những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Ngược lại, các nước Đông Á, được công nhận thực hiện tốt phát triển nông nghiệp đồng thời với công nghiệp hóa, nhưng hiện nay phải nhập khẩu lương thực và hàng hóa nông sản...

30/12/2020

Thu hút FDI "xanh" gắn với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Hoàng Văn Cương

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Theo bảng xếp hạng sức khỏe tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi của The Economist (2020), Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau đại dịch Covid - 19, các chỉ số tài chính ổn định. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm những điểm đến an toàn để thiết lập lại cơ sở sản xuất sau đại dịch Covid-19. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn FDI đã và đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, trong những năm vừa qua, bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI đã có nhiều vấn đề bất cập như gia tăng ô nhiễm môi trường, áp đảo doanh nghiệp trong nước, ít sử dụng nhân sự tại chỗ, ứng dụng chuyển giao công nghệ thấp… Vấn đề thu hút vốn FDI chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của Việt Nam...

30/12/2020

Tái cơ cấu DNNN phù hợp với các cam kết CPTPP và EVFTA

Phạm Thị Thanh Hồng

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Việt Nam đã chính thức ký kết và thực hiện 13 Hiệp định thương mại tự do (FTAs), và đang đàm phán 3 FTAs (Trung tâm WTO (2020)). Nhìn chung, trong những năm gần đây, Việt Nam có xu hướng tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (NGFTA) có phạm vi cam kết rộng hơn và mức độ tự do hóa cao hơn, ví dụ như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEUFTA)...

30/12/2020

Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 11.2020

Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 11.2020

07/12/2020

Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 10.2020

Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 10.2020

05/11/2020

Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 9.2020

Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 9.2020

14/10/2020