Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021: đổi mới để thích ứng
Năm 2020 chứng kiến đầy biến động của kinh tế Việt Nam. Diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 đòi hỏi Việt Nam, giống như các quốc gia khác, phải thực hiện những biện pháp phòng chống chưa từng có tiền lệ (giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, v.v.).
15/01/2021
Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 12.2020
Thư mục thông báo tài liệu mới tháng 12.2020
06/01/2021
Kinh tế tư nhân tại Việt Nam trong bối cảnh mới
Vũ Thị Minh Thúy
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Đại dịch COVID-19 hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp và đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng nên các đợt dịch COVID-19 xuất hiện tại các địa phương đã mang lại nhiều tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế- xã hội đất nước, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục; khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...
30/12/2020
Một số bài học kinh nghiệm về thúc đẩy liên kết nội vùng
Trần Thị Thu Hương
Ban Nghiên cứu tổng hợp
Liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng (liên kết giữa các chủ thể trong cùng một vùng) nói riêng chính là sự hợp tác và chia sẻ thông tin, nguồn lực, hoạt động và khả năng của các tổ chức/cơ quan giữa các vùng hoặc trong một vùng nhằm mang lại lợi ích chung cho toàn vùng mà không một tổ chức/cơ quan riêng lẻ nào có thể đạt được. Chính vì vậy, liên kết nội vùng luôn được coi là một công cụ hữu hiệu nhằm phát triển vùng một cách bền vững. Mặc dù những năm gần đây, các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy liên kết nội vùng ở Việt Nam, đặc biệt là liên kết các chính quyền địa phương đã được ban hành, nhưng dường như liên kết vùng vẫn còn khá “lỏng lẻo”, chưa thực sự hiệu quả. Có rất nhiều nguyên nhân cản trở quá trình liên kết nội vùng ở Việt Nam thời gian qua, trong đó có nguyên nhân về cơ chế, chính sách và việc thực thi cơ chế chính sách liên kết vùng.
30/12/2020
Cùng tạo giá trị: tổng quan nghiên cứu và một số mô hình tại Việt Nam
Nguyễn Văn Thịnh
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Ngày nay các hoạt động cùng tạo giá trị đang diễn ra trên một quy mô lớn chưa từng có, với tốc độ ngày càng gia tăng. Trong top 10 công ty lớn nhất thế giới năm 2019 về mức độ vốn hoá thị trường, có tới 6 công ty đầu tư và thành công lớn nhờ các hoạt động cùng tạo giá trị với trong hệ sinh thái của mình là Apple, Alphabet, Amazon, Facebook, Alibaba và Tencent holdings. Nhờ các ứng dụng công nghệ, các công ty này đã tạo khả năng để khách hàng trở thành chính nhân công để cùng sản xuất và sáng tạo giá trị trong hệ sinh thái gắn với các sản phẩm của công ty. Hàng triệu người sử dụng đã lập trình hàng triệu ứng dụng cho Apple Store, Google Play. 2,5 tỷ người dùng mạng xã hội của facebook đã tạo ra luồng thông tin, tri thức khổng lồ, các gian hàng và sản phẩm cực kỳ đa dạng cho chính mạng lưới. Bên cạnh đó, trong mô hình kinh doanh của Amazon, Alibaba, Grab mọi khách hàng đều có thể trở thành những người cộng tác, giám sát, đánh giá chất lượng...
30/12/2020
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết nội vùng ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030
Lê Phương Nam
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Thúc đẩy liên kết vùng luôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Hiến pháp 2013 có đề cập “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế,…, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, đảm bảo tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân”(Điều 52). Bên cạnh đó, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm lớn đến liên kết vùng, theo hướng: (i) thí điểm khuyến khích liên kết vùng bằng cơ chế hỗ trợ tài chính, theo đó “Ngân sách trung ương hỗ trợ mức vốn tối thiểu 10% so với tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương phân bổ cho các địa phương trong vùng (vùng ĐBSCL) để thực hiện các chương trình, dự án liên kết khi có đủ điều kiện đầu tư theo quy định”; và (ii) cụ thể hóa các nhiệm vụ của bộ máy vùng (Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ và Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL) cũng như kiện toàn tổ chức bộ máy vùng KTTĐ và vùng ĐBSCL...
30/12/2020
Mô hình kinh doanh tuần hoàn (circular business models). Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
Trịnh Đức Chiều
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tính bền vững đã được đề cập đến và được coi là một trong những vấn đề cốt lõi cũng như là một cơ hội đối với sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh doanh (các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh). Có nhiều mô hình kinh tế, kinh doanh để hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế như: mô hình tăng trưởng xanh, mô hình kinh tế xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình nền kinh tế hiệu suất (performane economy), mô hình kinh doanh vì người nghèo, mô hình kinh doanh bền vững, … Mục tiêu chung và quan trọng nhất của các mô hình này là hướng đến một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu tác hại môi trường và sử dụng quá mức tài nguyên...
30/12/2020
Nâng cao xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh, thúc đẩy gia nhập thị trường
Nguyễn Thị Kim Chi
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Trong thời gian qua, cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những mục tiêu trọng tâm của Chính phủ. Chính phủ đã triển khai nhiều hành động, trong đó đặc biệt là việc ban hành các Nghị quyết 19 và sau đó là Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Với quyết tâm cao của Chính phủ, sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, địa phương và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, môi trường kinh doanh cùa Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Phần viết dưới đây phân tích chỉ số Khởi sự kinh doanh theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới cũng như thực trạng chỉ số này tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao xếp hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh, thúc đẩy gia nhập thị trường...
30/12/2020
Những điểm mới trong Luật Doanh nghiệp nhằm nâng cao quản trị công ty và bảo vệ cổ đông thiểu số
Hoàng Thị Hải Yến
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Kể từ năm 2013, Ngân hàng thế giới bắt đầu xây dựng báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (Doing Business) nhằm đưa ra đánh giá tổng quan về xếp hạng mức độ thân thiện của môi trường kinh doanh dựa trên một bộ chỉ số đo lường và so sánh các quy định áp dụng đối với doanh nghiệp trong vòng đời phát triển của doanh nghiệp. Bảo vệ cổ đông thiểu số là một trong 10 chỉ số trong báo cáo nhằm đo lường mức độ bảo vệ quyền, lợi ích của nhà đầu tư thiểu số. Bảo vệ cổ đông có ý nghĩa xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quyết định khả năng phát triển, mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây nhằm phân tích một số bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật (cụ thể là Luật Doanh nghiệp) về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, đồng thời giới thiệu một điểm mới trong Luật Doanh nghiệp 2020 nhằm nâng cao quản trị công ty và bảo vệ cổ đông thiểu số...
30/12/2020
Bất bình đẳng giới về kinh tế, vai trò của nữ doanh nhân trong phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và các nước trong khu vực
Lưu Minh Đức
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Xét về cơ bản, bình đẳng giới là một vấn đề thể chế, trong khi chúng ta đều biết rằng thị trường chỉ hoạt động hiệu quả khi các thể chế thị trường phát triển, và ngược lại. Bất bình đẳng giới thể hiện khoảng cách lớn về phân bổ nguồn lực, phân phối tài chính và tích lũy giữa nam và nữ. Vì vậy, cần thiết tìm hiểu làm thế nào để các vấn đề thể chế không hoàn hảo này ít ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thị trường...
30/12/2020