Thông tin kinh tế - xã hội
Thông tin kinh tế - xã hội

Tái cấu trúc quản trị để thúc đẩy cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Cơ cấu lại đầu tư công, thị trường tài chính và khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là ba trọng tâm của cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Trong thực hiện cơ cấu lại DNNN, tái cấu trúc quản trị DNNN là một nội dung quan trọng. Mới đây, Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII và Quyết định số 707/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định "quản trị DNNN theo thông lệ quốc tế" là một trong những mục tiêu cần đạt được đến năm 2020. Bài viết này có mục tiêu làm rõ thực trạng và kiến nghị giải pháp tái cấu trúc quản trị DNNN theo thông lệ quốc tế để thúc đẩy cơ cấu lại DNNN ở Việt Nam đến năm 2020.

26/05/2018

Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh và liên kết doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hội nhập kinh tế toàn cầu

Tạo liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia (MNE) với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phụ thuộc váo khả năng hấp thụ của doanh nghiệp, mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh và tiềm năng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI). Từ điểm yếu của kinh tế tư nhân trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp nội địa sẽ tạo thuận lợi cho phát triển liên kết,thúc đẩy liên doanh nhằm tăng cường hoạt động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh trạnh của DNNVV trong hội nhập kinh tế toàn cầu. Bài viết  khái  quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Đồng thời phân tích năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân với tăng cường hiệu ứng lan tỏa và liên kết và quá trình thực thi chính sách hỗ trợ năng lực cạnh tranh liên kết DNNVV. Từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách.

 

26/05/2018

Hỗ trợ tài chính – tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế

DNNVV gặp những khó khăn về tài chính/tín dụng do: (i) rủi ro tín dụng cao; (ii) độ tin cậy của báo cáo tài chính thấp; (iii) thiếu tài sản thế chấp; và (iv) chi phí giám sát lớn. Vì vậy, các tổ chức tài chính tư nhân có khuynh hướng ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng của khu vực DNNVV, nhiều quốc gia đã có những chính sách hỗ trợ nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV. Bài viết tập trung phân tích thực trạng hỗ trợ tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế của một số nước như: Nhật Bản, Mexico và Đài Loan.

26/05/2018

Nâng cao chất lượng cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước để thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Nghị quyết số 12-NQ/TW   ngày 3 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đề ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, yêu cầu "Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả", đồng thời đến năm 2030 phải đạt mục tiêu "Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần". Bài viết này có mục tiêu làm rõ tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo kế hoạch đến năm 2020 và tác động đến cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, từ đó kiến nghị một số giải pháp đổi mới phù hợp.

26/05/2018

Chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Kết quả đạt được và một số khó khăn, thách thức

Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc được Tổng thống Lee Myung – bak công bố vào ngày 15 tháng 8 năm 2008. Đây là một chiến lược tổng thể về kinh tế - môi trường – xã hội nhằm tạo sự gắn kết giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường. Hàn Quốc là quốc gia đã và đang thể hiện quyết tâm rất cao trong hiện thực hóa tăng trưởng xanh ở tầm quốc gia. Thực tế cho thấy con đường phát triển của Hàn Quốc tương đồng với cả các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển, nền kinh tế của Hàn Quốc đã có những thành công nhất định và kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc xứng đáng được nghiên cứu và đánh giá. 

25/05/2018

Kinh tế xanh ở Cộng hoà Liên bang Đức và một số bài học rút ra

Tăng trưởng xanh trong bối cảnh phát triển bền vững ở Đức dựa trên cơ sở phát triển hơn nữa kinh tế thị trường xã hội và nhận thức tầm quan trọng của thiên nhiên và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (BMZ, 2011). Quản lý tài nguyên có trách nhiệm là động lực chính cho phát triển kinh tế ít phụ thuộc vào nhập khẩu tài nguyên với chi phí cao. Nhiều sáng kiến và công nghệ môi trường được gắn mác bởi nước Đức và những kinh nghiệm thành công của nước này trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, tái chế, công nghệ sử dụng hiệu quả tài nguyên và trang trại hữu cơ, đặc biệt thúc đẩy lĩnh vực tư nhân tham gia thực hiện xanh hóa nền kinh tế song song với thực hiện phát triển bền vững, thúc đẩy kiến tạo thịnh vượng quốc gia và nâng cao giá trị vốn xã hội và vốn tự nhiên đang là bài học quý giá cho các nước đang phát triển.

25/05/2018

Phân hạng doanh nghiệp xanh thông qua bộ chỉ số tăng trưởng xanh của doanh nghiệp sản xuất (GEI)

Việc đánh giá, phân loại doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp xanh là việc làm hết sức có ý nghĩa. Nó không chỉ góp phần thông tin cho nhà quản lý, cho cộng đồng và người tiêu dùng biết về các hành động của doanh nghiệp hướng tưới tăng trưởng xanh, mà còn giúp doanh nghiệp tự thay đổi theo hướng tích cực trước sức ép của truyền thông. Bài báo này sẽ chia sẻ với người đọc phương pháp phân hạng doanh nghiệp xanh thông qua phần mềm phân hạng doanh nghiệp xanh (GEI).

 

25/05/2018

Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Những thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Trung Quốc, từ một nước nghèo tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Từ năm 1978, Trung Quốc đã đạt được tăng trưởng kinh tế hành năm ở mức khoảng 10% (Ngân hàng Thế giới, 2013). Mặc dù đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh, như một thần kỳ kinh tế, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với mức tăng phát thải khí nhà kính, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thiếu bền vững và sự suy giảm môi trường, dẫn tới những bất bình đăng trong xã hội. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu và chứng cơ cho thấy nền kinh tế Trung Quốc sẽ khó có thể tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao như đã đạt được đồng thời còn xuất hiện những vấn đề chính trị và xã hội khác. Trong khi đó, trên thế giới rất nhiều các quốc gi phát triển đang quan tâm và chuyển hướng tới một mô hình kinh tế mới, đó chính là kinh tế xanh; đặc biệt đối với các nước đang phát triển, kinh tế xanh đang trở thành một lựa chọn tối ưu. Những nguyên nhân trên đã khiến Trung Quốc cân nhắc và xem xét mô hình kinh tế xanh như là một động lực mới cho tăng trưởng và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

25/05/2018

Khuyến khích doanh nghiệp ngành công nghiệp sử dụng năng lượng xanh: Kinh nghiệm của một số quốc gia.

Ở nhiều quốc gia, việc khuyến khích các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng sử dụng năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh đang trở thành một xu thế tất yếu. Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã đặt ra những quy định, chính sách nhằm đảm bảo cũng như khuyến khích việc sử dụng năng lượng theo hướng xanh và hiệu quả (tái cơ cấu sử dụng năng lượng), trong đó khu vực DNNVV là một trong những nhóm đối tượng được chú ý và ưu tiên. Bài viết phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia như Anh, Đan Mạch, Úc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia và rút ra bài học cho Việt Nam.

 

25/05/2018

Đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng của các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh ngành công nghiệp ở Việt Nam

Nội dung chính của bài viết bao gồm: (1) Khái quát các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong ngành công nghiệp ở Việt Nam; (2) Khung pháp luật và chính sách khuyến khích DNNVV và các hộ kinh doanh tham gia mục tiêu phát triển bền vững/tăng trưởng xanh; (3) Cung năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo; (4) Sử dụng năng lượng tại các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp và (5) Một số tồn tại, hạn chế.

25/05/2018