Kinh nghiệm quốc tế về thể chế quản lý vốn nhà nước đầu tư và kinh doanh
Nhà nước, trực tiếp là Chính phủ, gồm cả trung ương và địa phương, là nhà đầu tư lớn, nắm trong tay số lượng vốn và tài sản có quy mô lớn nhất, hơn bất cứ một nhà đầu tư nào trong một quốc gia cụ thể. Tổng doanh thu của doanh nghiệp nhà nước trong danh mục 2000 doanh nghiệp lớn nhất của Forbes Global đạt 3,6 nghìn tỷ USD, tương đương 6% GDP toàn cầu. Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả số tài sản công khổng lồ này, trong mỗi quốc gia là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và gia tăng phúc lợi quốc gia. Do đó, việc xây dựng thể chế quản lý vốn nhà nước đầu tư và kinh doanh là quan trọng và cấp thiết. Để quản lý nguồn vốn đó có rất nhiều các mô hình khác nhau đã và đang được vận dụng trên thế giới. Bài viết nhằm cung cấp thông tin và tổng quan kinh nghiệm quốc tế về các mô hình quản lý vốn nhà nước từ đó gợi mở một số bài học và kiến nghị cho Việt Nam.
30/05/2018
Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Nguyên nhân của những tồn tại và một số khuyến nghị chính sách
Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, đã và đang thực sự trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
30/05/2018
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp
Bài viết tổng quan thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua. Đồng thời phân tích tác động của vốn FDI tới phát triển kinh tế xã hội. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài có chất lượng, đảm bảo phát triển bền vững của nền kinh tế.
30/05/2018
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ
Sau hơn 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Tăng trưởng kinh tế được duy trì liên tục, ở mức tương đối cao trong hơn một thập kỷ. Đi kèm với tăng trưởng kinh tế là việc huy động các nguồn lực cho tăng trưởng, trình độ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Việt Nam cũng vượt ngưỡng thu nhập thấp, trở thành nước thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990-2000 đạt trung bình 7,6%; giảm xuống chỉ còn 6,8% trong giai đoạn 2001-2010 và 5,8% cho giai đoạn 2011-2015. Năm 2016 tuy tăng trưởng đạt 6,8%, nhưng tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2017 chỉ đạt 5,73% làm cho mục tiêu tăng trưởng 6,7% của năm 2017 cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua và nêu lên một số cơ hội, thách thức đối với nước ta trong thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.
30/05/2018
Chính sách cạnh tranh của Việt Nam: Vấn đề và hướng xử lý
Với hơn 30 năm đổi mới kinh tế, nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và hoàn thiện góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn. Xét theo các nội dung của chính sách cạnh tranh quốc gia theo kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng cũng đặt ra hàng loạt vấn đề phải cần xem xét. Qua việc phân tích thành tựu và một số vấn đề đặt ra của chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, bài viết đưa ra một số định hướng xử lý.
29/05/2018
Chính sách cạnh tranh quốc gia trong một nền kinh tế thị trường: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh mà một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển. Cạnh tranh góp phần điều chỉnh quan hệ cung - cầu trên thị trường; hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất, làm giảm tổng giá thành của sản xuất xã hội;,… Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu giành vị thế cao trên thị trường để sau đó có thể sử dụng vị thế có lợi này khai thác tối đa lợi nhuận trong một thời gian dài. Nhà nước phải có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích tổng thể toàn xã hội; tạo ra và đảm bảo một môi trường cạnh tranh tích cực, không cho phép các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường; bảo vệ các tác động tích cực của cạnh tranh và hạn chế các tác động tiêu cực Bài viết tập trung phân tích: (1) Chính sách cạnh tranh: Quan niệm và mục tiêu; (2) Những biện pháp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường; (3) Chính sách cạnh tranh quốc gia trong một nền kinh tế thị trường và (4) Điều kiện thực thi chính sách cạnh tranh hiệu quả.
29/05/2018
Chuyển đổi nông nghiệp theo hướng tăng giá trị, giảm chi phí đầu vào nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn tới
Phát triển nông nghiệp, nông thôn có ảnh hưởng quyết định đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với nhịp độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân 4,06%/năm trong 30 năm đổi mới (1986-2016), nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã tạo nền tảng bảo đảm cân bằng trong phát triển kinh tế xã hội cả nước. Sau khủng hoảng tài chính cuối thập niên 2010, thời kỳ2011-2015 sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,13%/năm. Nhờ chất lượng được cải thiện, giá trị gia tăng liên tục tăng cao; ngành nông nghiệp đã có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
28/05/2018
Các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp
Bài viết tổng quan tình hình biến động đất nông nghiệp thời gian qua và một số hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông thôn hiện nay. Đồng thời phân tích những khó khăn, bất cập trong thực hiện tích tụ, tập trung đất đai. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hoá.
28/05/2018
Cổ phần hoá ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội của lao động như thế nào? Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam
Nghiên cứu này cố gắng làm sáng tỏ vấn đề chính sách này bằng cách đặt ra câu hỏi về mối liên hệ giữa cổ phần hóa và phúc lợi xã hội của lao động. Trong phần 2, bài viết trình bày tổng quan cơ chế chính sách xã hội cho lao động tại DNNN. Sau đó, phân tích về cổ phần hóa và tác động tới phúc lợi xã hội của lao động được thể hiện tại phần 3. Phương pháp, thống kê mô tả và thông tin về nguồn dữ liệu sẽ được giới thiệu trong phần 4. Phần 5 thảo luận các phát hiện chính. Cuối cùng, phần 6 tóm tắt kết quả và đưa ra những hàm ý chính sách.
27/05/2018
Nâng cao năng suất lao động nhìn từ khía cạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Năng suất lao động (NSLĐ) có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế và cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Bài viết phân tích hiện trạng năng suất lao động; vài trò của lao động đối với tăng tươrng GDP và đối với năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Qua đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách.
27/05/2018