Thông tin kinh tế - xã hội
Thông tin kinh tế - xã hội

Việt Nam trước ngã rẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn tiềm ẩn nhiều bất trắc, những rủi ro ngoài dự kiến và bẫy thu nhập có thể dẫn đến đình trệ phát triển kéo dài. Việt Nam đã làm tốt việc khai thác các cơ hội, quản lý rủi ro và cạm bẫy phát sinh để trở thành một trong những nước tăng trưởng cao trên thế giới. Với mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người đạt khoảng 40% mức trung bình toàn cầu (tính theo sức mua tương đươngPPP), Việt Nam kỳ vọng có động lực phát triển mới để đến năm 2035 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại hướng tới“Thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”.

01/06/2018

Kinh nghiệm quốc tế về thể chế quản lý vốn nhà nước đầu tư và kinh doanh

Nhà nước, trực tiếp là Chính phủ, gồm cả trung ương và địa phương, là nhà đầu tư lớn, nắm trong tay số lượng vốn và tài sản có quy mô lớn nhất, hơn bất cứ một nhà đầu tư nào trong một quốc gia cụ thể. Tổng doanh thu của doanh nghiệp nhà nước trong danh mục 2000 doanh nghiệp lớn nhất của Forbes Global đạt 3,6 nghìn tỷ USD, tương đương 6% GDP toàn cầu. Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả số tài sản công khổng lồ này, trong mỗi quốc gia là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và gia tăng phúc lợi quốc gia. Do đó, việc xây dựng thể chế quản lý vốn nhà nước đầu tư và kinh doanh là quan trọng và cấp thiết. Để quản lý nguồn vốn đó có rất nhiều các mô hình khác nhau đã và đang được vận dụng trên thế giới. Bài viết nhằm cung cấp thông tin và tổng quan kinh nghiệm quốc tế về các mô hình quản lý vốn nhà nước từ đó gợi mở một số bài học và kiến nghị cho Việt Nam.

30/05/2018