Thực trạng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam: Kiến nghị giải pháp quản lý nhà nước
Kinh tế chia sẻ (KTCS) là một mô hình kinh tế mới phát triển trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu dùng đã vượt qua giới hạn về cả khoảng cách thời gian cũng như không gian địa lý, đồng thời nó ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng cũng như tối thiểu hóa chi phí trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, việc vận dụng hiệu quả mô hình kinh tế mới này không thật sự đơn giản mà còn gây ra nhiều tranh cãi ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vì vậy, bài viết này sẽ nêu lên thực trạng tình hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam những năm gần đây, từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp cho quản lý nhà nước trong thời gian tới.
29/09/2018
Chuyển đổi các Khu công nghiệp hiện hữu sang Khu công nghiệp sinh thái: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam
Thực tiễn trên thế giới thời gian qua đã cho thấy sự chuyển đổi về cách tiếp cận trong việc giải quyết vấn đề môi trường do sản xuất công nghiệp gây ra. Các nước đã dần chuyển từ cách tiếp cận mang tính bị động, xử lý đầu cuối khi vấn đề môi trường đã xảy ra sang cách tiếp cận mang tính chủ động, xử lý vấn đề môi trường ngay khi trong quá trình sản xuất thông qua tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn. Đồng thời, thúc đẩy sản xuất công nghiệp mang tính cộng sinh, tuần hoàn, trong đó đầu ra, chất thải của doanh nghiệp này được sử dụng làm đầu vào của doanh nghiệp khác, giảm thiểu những tác động đối với môi trường của chất thải. Đây chính là tiền đề cho việc hình thành và phát triển các KCN sinh thái trên thế giới, trong đó quan hệ giữa các chủ thể trong KCN mang tính cộng sinh cao, mô phỏng sự vận hành của hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tiến đến triệt tiêu chất thải, rác thải, và các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
28/09/2018
Phát triển nền kinh tế số: Kinh nghiệm của Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Công nghiệp 4.0 (CN4.0), nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ đang tạo ra những thay đổi bước ngoặt đối với các hoạt động kinh tế-xã hội ngày nay trên phạm vi toàn thế giới. Nếu như trước đây chúng ta đề cập khá trừu tượng đến sự chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên sang dựa vào tri thức, thì các công nghệ nối tiếp nhau được sáng tạo và triển khai dưới khuôn khổ CN4.0 hiện nay chính là những minh chứng hiển hiện và cụ thể cho quá trình này. Nền kinh tế thế giới và khu vực chính vì vậy biến đổi nhanh chóng, hệ quả là tất cả các nền kinh tế thành viên đều bị tác động và cần chủ động thích ứng để duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.
27/09/2018
Mức độ sẵn sàng tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam: So sánh với trường hợp của Trung Quốc
Cách mạng công nghiệp 4.0 (I4.0) đang tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện trên quy mô toàn cầu, với sự chuyển dịch mang tính nền tảng về nguồn vốn, lao động, phương thức sản xuất và mô hình tăng trưởng. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào luôn có giới hạn. Những quốc gia đang phát triển nếu kịp thời nắm bắt được những xu hướng mới, đầu tư thích đáng và hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển. Ngược lại, những nền kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp và khả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ sự phát triển vũ bão của máy móc, tự động hóa và công nghệ thông minh.
27/09/2018
Thông báo tài liệu mới tháng 8/2018
07/09/2018
Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0 (I4.0) đã thâm nhập mọi mặt của đời sống xã hội, ngay từ những phương tiện đi lại qua các ứng dụng đặt xe di động như Grab và Uber; sống trực tuyến nhờ Twitter, Instagram và Facebook đến đặt thức ăn trực tuyến qua Foodpanda hay các ứng dụng nhờ công nghệ đám mây… Rõ ràng là nền kinh tế số đang bùng nổ trên thế giới, trở thành nhân tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Với dân số trên 100 triệu người với lượng người dùng Internet và điện thoại thông minh đông đảo, độ bao phủ của hạ tầng Internet và viễn thông tương đối rộng khắp, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nền kinh tế số. Tuy nhiên thách thức cũng không ít và Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề từ hành lang pháp lí, hạ tầng công nghệ đến nguồn nhân lực phát triển kinh tế số…
15/08/2018
Chính sách khoa học và công nghệ trong bối cảnh 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng tích hợp của hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với sự đột phá của kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, hệ thống thực và ảo,với đặc điểm cơ bản là kết hợp được sức mạnh của số hóa và công nghệ thông tin một cách tối ưu. Điều này dẫn đến việc thay đổi lực lượng sản xuất, công cụ sản xuất, đặc biệt là công nghệ sản xuất trong các ngành kinh tế, kỹ thuật.
15/08/2018
Nâng cao hiệu quả giám sát đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầu của Công nghiệp 4.0, “cơn sóng thần của hủy diệt sáng tạo” sẽ ập tới và tác động tới toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các thời kỳ hội nhập trước khi doanh nghiệp trong nước đã có nhiều thời gian hơn để cải thiện quản trị doanh nghiệp nhằm thích nghi với sân chơi rộng lớn của khu vực và quốc tế. Nói cách khác, bối cảnh Công nghiệp 4.0 sẽ buộc các doanh nghiệp, kể cả các DNNN phải thay đổi một cách cơ bản và nhanh chóng nền tảng quản trị doanh nghiệp. Trong đó, giám sát, đánh giá hiệu quả và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là yếu tố quản trị quyết định đến cơ hội sinh tồn và phát triển của DN trong thời kỳ CN 4.0.
15/08/2018
Thông báo tài liệu mới tháng 7/2018
04/08/2018
Thông báo tài liệu mới tháng 6/2018
03/07/2018