Đổi mới phương thức hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị cho Việt Nam
Hỗ trợ tín dụng là một trong những chính sách quan trọng trong khuyến khích, hỗ trợ đối với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), với những bất lợi trong tiếp cận nguồn lực cho phát triển kinh doanh từ nguyên nhân là do những đặc điểm về quy mô mang đến. Do đó, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hỗ trợ cho DNNVV nói chung và hỗ trợ tín dụng đối với khu vực DNNVV nói riêng trở thành một công cụ chính sách quan trọng để giúp khu vực này tồn tại và phát triển, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Nghiên cứu phân tích về hỗ trợ tín dụng hướng tới mục tiêu đặt ra bằng cách đánh giá tác động tổng hợp của cả các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp tới khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.
30/11/2018
Quản lý nhà nước trong nền kinh tế chia sẻ: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam
Mô hình và các hoạt động của nền kinh tế chia sẻ đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay nó mới có những bước phát triển đột phá nhờ thành tựu phát triển của khoa học-công nghệ, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, nó được coi là yếu tố cốt cõi của nền kinh tế số. Tại Việt Nam, thời gian gần đây, thuật ngữ “nền kinh tế chia sẻ” được đưa ra bàn luận trên nhiều diễn đàn. Quyết nghị tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 01/2018, Chính phủ đã thống nhất xây dựng Đề án về mô hình kinh tế chia sẻ. Bài viết này tập trung làm rõ một số vấn đề nội dung về mô hình kinh tế chia sẻ, kinh nghiệm quản lý trong nền kinh tế chia sẻ từ một số quốc gia điển hình và đưa ra một số kiến nghị nhằm tận dụng lợi ích của mô hình kinh tế hiện đại này tại Việt Nam.
30/11/2018
Cải cách độc quyền trong ngành điện Việt Nam
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặt nền tảng cho một nền kinh tế thị trường cạnh tranh và năng động. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân là việc thu hẹp quy mô, phạm vi tham gia của nhà nước vào các hoạt động kinh tế, tạo không gian cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động, sáng tạo và cạnh tranh. Lĩnh vực độc quyền nhà nước cũng được thu hẹp theo hướng tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực có tính độc quyền tự nhiên, đảm bảo lợi ích công cộng, v.v... Ngành điện cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vấn đề cải cách độc quyền trong ngành điện ở Việt nam vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, cần tiếp tục cải cách trong thời gian tới. Sau khi sơ lược về ngành điện hiện nay, bài viết sẽ tập trung làm rõ tiến trình cải cách độc quyền trong ngành điện, những vấn đề còn đặt ra và định hướng cải cách trong thời gian tới.
06/11/2018
Tác động Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam
Một nền kinh tế muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải dựa trên ba trục cơ bản đó là: áp dụng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, trong đó, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng. Trình độ phát triển nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, vấn đề này được các nước trên thế giới rất quan tâm và coi trọng. Kế thừa và phát huy truyền thống của ông cha trong việc trọng dụng nhân tài, coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, trong mỗi một giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm xem nhân tố con người là trung tâm của mọi sự phát triển.
29/09/2018
Vốn cho phát triển thành phố thông minh: Những vấn đề đặt ra và giải pháp
Smart city – thành phố thông minh, đang là chủ đề được đề cập nhiều trong và ngoài nước. Hiện nay không có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ “Thành phố thông minh”. Các cách hiểu “thành phố thông minh” phụ thuộc vào đặc điểm của từng thành phố và quốc gia xây dựng “thành phố thông minh”. Sự đa dạng về dân cư, lịch sử phát triển, quy mô thành phố và những đặc điểm khác là lý do dẫn tới sự đa dạng trong định nghĩa thành phố thông minh.
29/09/2018
Việc làm xanh trong bối cảnh thực hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam
Từ chính sách, pháp luật đến thực tiễn đòi hỏi việc nhận biết sự cần thiết và hưởng ứng của đông đảo cộng đồng, đặc biệt với những vấn đề mới như tăng trưởng xanh, việc làm xanh. Do đó, nhận thức về việc làm xanh có ý nghĩa quan trong trong việc hiện thực hóa Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia cũng như thúc đẩy phát triển việc làm xanh trong thực tiễn.
29/09/2018