Thông tin chuyên đề
Thông tin chuyên đề

Thu hút FDI "xanh" gắn với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Hoàng Văn Cương

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Theo bảng xếp hạng sức khỏe tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi của The Economist (2020), Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau đại dịch Covid - 19, các chỉ số tài chính ổn định. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm những điểm đến an toàn để thiết lập lại cơ sở sản xuất sau đại dịch Covid-19. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn FDI đã và đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, trong những năm vừa qua, bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI đã có nhiều vấn đề bất cập như gia tăng ô nhiễm môi trường, áp đảo doanh nghiệp trong nước, ít sử dụng nhân sự tại chỗ, ứng dụng chuyển giao công nghệ thấp… Vấn đề thu hút vốn FDI chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của Việt Nam...

30/12/2020

Tái cơ cấu DNNN phù hợp với các cam kết CPTPP và EVFTA

Phạm Thị Thanh Hồng

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Việt Nam đã chính thức ký kết và thực hiện 13 Hiệp định thương mại tự do (FTAs), và đang đàm phán 3 FTAs (Trung tâm WTO (2020)). Nhìn chung, trong những năm gần đây, Việt Nam có xu hướng tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (NGFTA) có phạm vi cam kết rộng hơn và mức độ tự do hóa cao hơn, ví dụ như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEUFTA)...

30/12/2020

Các giải pháp thúc đẩy bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm thực hiện an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam

Hoàng Văn Cương

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh xã hội dài hạn hướng tới BHXH toàn dân, để mọi người dân đều có lương hưu khi hết tuổi lao động. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, con số người tham gia vẫn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng, cơ chế chính sách hiện hành về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm thực hiện an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam...

30/12/2019

Tác động của các hiệp định thương mại thế hệ mới đến vấn đề lao động, việc làm ở Việt Nam

Hoàng Văn Cương

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương  

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc...

30/12/2019

Các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho lao động phi chính thức ở Việt Nam

Những năm qua, công tác phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động luôn được các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền cho các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động về nguy cơ tiềm ẩn và tác hại của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với sức khỏe người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp lớn và vừa đều thực hiện tốt các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người lao động. Tuy nhiên một bộ phận doanh nghiệp và người lao động vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bài viết này làm rõ một số vấn đề thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho lao động phi chính thức ở Việt Nam.

 

30/12/2019

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 VÀ THỜI ĐẠI SỐ: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Trí tuệ nhân tạo hiện đang phát triển với tốc độ “hàm mũ”, có nhiều đóng góp quan trọng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống con người. Tuy nhiên, Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực rất phức tạp và cũng tạo ra nhiều thách thức rất đáng lo ngại. Hiểu biết đúng về Trí tuệ nhân tạo để nắm bắt đúng và kịp thời các cơ hội và thách thức từ Trí tuệ nhân tạo là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi tổ chức và mỗi quốc gia. Bài viết này tập trung làm rõ khái quát chung về Trí tuệ nhân tạo, sự phát triển vượt bậc của Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4.0 và thời đại số, các thách thức lớn từ Trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập tới tình hình nghiên cứu, triển khai Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu một số nội dung cơ bản các chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo quốc gia của một số nước trên thế giới, bài viết sẽ đưa ra một số vấn đề đặt ra cho việc xây dựng chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo quốc gia của Việt Nam nhằm góp phần tạo động lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

 

Trí tuệ nhân tạo hiện đang phát triển với tốc độ “hàm mũ”, có nhiều đóng góp quan trọng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống con người. Tuy nhiên, Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực rất phức tạp và cũng tạo ra nhiều thách thức rất đáng lo ngại. Hiểu biết đúng về Trí tuệ nhân tạo để nắm bắt đúng và kịp thời các cơ hội và thách thức từ Trí tuệ nhân tạo là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi tổ chức và mỗi quốc gia. Bài viết này tập trung làm rõ khái quát chung về Trí tuệ nhân tạo, sự phát triển vượt bậc của Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4.0 và thời đại số, các thách thức lớn từ Trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập tới tình hình nghiên cứu, triển khai Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu một số nội dung cơ bản các chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo quốc gia của một số nước trên thế giới, bài viết sẽ đưa ra một số vấn đề đặt ra cho việc xây dựng chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo quốc gia của Việt Nam nhằm góp phần tạo động lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

 

30/12/2019

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA:VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Khoa học và công nghệ (KHCN) có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo (ĐMST) có tầm quan trọng đặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế. Trong những thập niên gần đây, các nước trên thế giới đều rất coi trọng việc thúc đẩy đổi mới KHCN, tăng cường sự kết hợp giữa đổi mới KHCN với tăng trưởng kinh tế; đồng thời đề ra nhiều chiến lược, chính sách và biện pháp để thúc đẩy đổi mới. Trong bối cảnh này, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (National Innovation System - HTĐMSTQG) là một phạm trù ngày càng thu hút sự quan tâm các nhà khoa học cũng như hoạch định chính sách.

30/12/2019

TÁI CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM: 10 NĂM NHÌN LẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong hơn 25 năm từ khi mở cửa đã đạt được những thành tựu nổi bật trên nhiều mặt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2010 của Việt Nam đạt 7,26%, cao hơn nhiều so với trung bình trong khu vực và trên thế giới.Từ năm 2008, Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới, với nhiều thành tích vượt bậc về xóa đói, giảm nghèo

30/12/2019

Kinh tế Việt Nam năm 2019: Một số đánh giá và đề xuất chính sách

Sau những kết quả kinh tế - xã hội khá ấn tượng trong năm 2018, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp đà để bứt phá trong năm 2019, hướng tới hoàn thành mục tiêu kế hoạch cho cả giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhận diện không ít khó khăn, thách thức để hiện thực hóa kỳ vọng ấy, đặt trong bối cảnh kinh tế quốc tế ngày càng bất định và dư địa cho chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không còn nhiều. Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và sức chống chịu của nền kinh tế. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tiếp tục được theo dõi sát, với không ít động thái, thông điệp điều hành xuyên suốt 9 tháng đầu năm 2019.

 

30/12/2019

NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO DNNVV- KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại nhiều quốc gia trên thế giới đóng vai trò và vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là sau những năm 2000, các quốc gia đang phát triển dường như nhận ra tầm quan trọng của việc thúc đẩy các DNNVV và đã lên các kế hoạch khác nhau thúc đẩy sự tiến bộ của loại hình doanh nghiệp này như một phần công cụ của sự phát triển quốc gia. Đóng góp vào sự trưởng thành của các DNNVV không thể không kể đến chính sách hỗ trợ tài chính. Việt Nam là đất nước đang phát triển, có số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động, song các doanh nghiệp này cũng đang phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là khả năng tiếp cận tài chính.

Để các DNNVV có thể đứng vững được trên thị trường thì rất cần đến sự hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó hỗ trợ về tài chính là một trong những yếu tố quan trọng để các DNNVV phát triển. Mỗi quốc gia có những chính sách và biện pháp hỗ trợ DNNVV khác nhau, trong đó, Hàn Quốc nổi lên như một điểm sáng với những hoàn cảnh, kinh nghiệm khá tương đồng với Việt Nam. Những thành công của Hàn Quốc về chính sách hỗ trợ tài chính cho các DNNVV như thúc đẩy tín dụng, cho vay trực tiếp, đầu tư vốn mạo hiểm … sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá để chúng ta nghiên cứu và học hỏi nhằm đưa ra các biện pháp hữu 

30/12/2019