Một số vấn đề về cải thiện cơ cấu và đổi mới chính sách đầu tư nhằm thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam
Tham khảo tại Trung tâm thông tin - Tư liệu (CIEM)07/02/2014
Số 6/2013
Tăng cường hiệu quả áp dụng đánh giá tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam Với tác động của thế hội nhập quốc tế, việc bảo đảm hài hòa quy trình xây dựng chính sách pháp luật là một yêu cầu để đảm bảo tính tương đồng cho giao thương phát triển kinh tế. RIA sẽ là công cụ xây dựng chính sách pháp luật tốt, xác định rõ được mục tiêu nào cần tập trung giải quyết để giảm thiểu tác động không mong muốn, bảo đảm được tính cân xứng khi áp dụng các công cụ và chính sách pháp luật phù hợp với đối tượng của quy mô đó.26/12/2013
Số 5/2013
Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam Sau nhiều năm mở rộng đầu tư công dẫn đến hệ quả là mức chi từ NSNN ở mức cao, dẫn đến sự thâm hụt NSNN thế tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ trên GDP. Để bù đắp bội chi, Việt Nam buộc phải đi vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông chờ vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và NSNN đang đứng trước vòng xoáy nợ nần với quy mô nợ ngày càng lớn.26/12/2013
Số 4/2013
Vai trò của giáo dục và đào tạo trong xây dựng nguồn nhân lực và bảo đảm công bằng xã hội Trong thực tế hoạt động phát triển nguồn nhân lực có thể được xem xét trên 3 nội dung là giáo dục đào tạo và phát triển. Giáo dục là những hoạt động học tập giúp cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề khác thích hợp hơn trong tương lai. Đào tạo là những hoạt động học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề nhằm giúp người lao động thực hiện công việc hiện tại của họ tốt hơn. Phát triển là những hoạt động học tập định hướng và chuẩn bị cho người lao động tiếp cận với sự thay đổi của tổ chức và bắt kịp với nhịp độ thay đổi đó khi tổ chức thay đổi và phát triển hoặc nhằm phát triển sâu hơn kỹ năng làm việc của người lao động.26/12/2013
Số 3/2013
Tái cơ cấu kinh tế: Một năm nhìn lại Chuyên đề này tập trung rà soát lại một năm thực hiện quyết định về Tái cơ cấu nền kinh tế những việc đã làm được, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải, đồng thời, đề xuất một vài giải pháp khắc phục trong thời gian tới.26/12/2013
Số 2/2013
Đổi mới phương thức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với Doanh nghiệp Nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam Khác với quản lý nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân, trong quản lý nhà nước đối với các DNNN dễ có sự lẫn lộn với vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý của chủ sở hữu Nhà nước. Do đó yêu cầu đặt ra là cần phân biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước, tách bạch chức năng, nhiệm vụ, nội dung của hai loại quản lý này trong quản lý DNNN.26/12/2013
Số 1/2013
Giải quyết nợ xấu - Vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Từ kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới cho thấy để giải quyết vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế phải mất một thời gian dài từ 5 – 10 năm, do vậy đối với Việt Nam cần phải có một lộ trình mang tính chiến lược cụ thể thì mới có thể giải quyết tận gốc rễ của vấn đề.26/12/2013