Hội nghị hội thảo
Hội nghị hội thảo

Hội thảo “Liên kết doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ sáu ngành công nghiệp trong Chiến lược Công nghiệp hoá của Việt Nam - Nhật Bản”

Trong khuôn khổ hoạt động triển khai thực hiện “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (Chiến lược CNH Việt Nam-Nhật Bản), ngày 21 tháng 8 năm 2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo “Liên kết doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở sáu ngành công nghiệp trong Chiến lược CNH Việt Nam – Nhật Bản”. Mục đích của Hội thảo là để đánh giá thực trạng, nguyên nhân và trao đổi về những đề xuất nhằm tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

24/08/2015

Hội thảo tham vấn Dự thảo báo cáo “Giảm thiểu tác động tiêu cực của cải cách chính sách tài chính cho nhiên liệu hóa thạch đối với doanh nghiệp”

Trong khuôn khổ hợp phần IV của Dự án "Lộ trình cải cách chính sách tài chính nhiên liệu hóa thạch " do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tài trợ, ngày 20 tháng 8 năm 2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo tham vấn Dự thảo báo cáo “Giảm thiểu tác động tiêu cực của cải cách chính sách tài chính cho nhiên liệu hóa thạch đối với doanh nghiệp”.

24/08/2015

Tập huấn “Thực thi Nghị quyết số 19: Cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương”

Tiếp nối các khóa tập huấn đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, ngày 6/8/2015 tại Vĩnh Phúc, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án GIG của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức tập huấn cho các địa phương về “Thực thi Nghị quyết số 19: Cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương”.  Mục đích của khóa tập huấn là nhằm giới thiệu các nội dung cơ bản của hai Nghị quyết số 19; các nhiệm vụ, giải pháp đối với địa phương và hướng dẫn, đề xuất cách thức xây dựng kế hoạch hành động và triển khai thực hiện

11/08/2015

Hội thảo “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam: Sự trỗi dậy của con rồng mới nổi – Bằng chứng từ Kết quả điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam từ năm 2006 đến 2014”

Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Chương trình phát triển doanh nghiệp-BSPS do cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA) tài trợ, ngày 5 tháng 8 năm 2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)  phối hợp với Trường Đại học Copenhagen tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo tổng hợp kết quả qua 5 vòng điều tra “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam: Sự trỗi dậy của con rồng mới nổi – Bằng chứng từ Kết quả điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam từ năm 2006 đến 2014”.

07/08/2015

Tập huấn về “Thực thi Nghị quyết số 19: Cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương”

Thực hiện Nghị quyết số 19, ngày 30/7/2015 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án GIG của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức Tập huấn cho các địa phương về “Thực thi Nghị quyết số 19: Cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương”.  Mục đích của Tập huấn nhằm giới thiệu các nội dung cơ bản của hai Nghị quyết số 19; các nhiệm vụ, giải pháp đối với địa phương; và hướng dẫn, đề xuất cách thức xây dựng kế hoạch hành động và triển khai thực hiện.

06/08/2015

Hội thảo tham vấn “Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II/2015: Chuyển biến, cơ hội và thách thức”.

Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV), ngày 29 tháng 7 năm 2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo tham vấn “Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II/2015: Chuyển biến, cơ hội và thách thức”.

30/07/2015

Hội thảo thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam: Tác động, cơ hội và thách thức”

Chính thức khởi động đàm phán vào năm 2012, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) là một hiệp định chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 6 đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Niu Di-lân và Ấn Độ. RCEP cũng phù hợp với quan điểm của Việt Nam là tăng cường hội nhập kinh tế sâu rộng hơn gắn liền với những cải cách trong nước mạnh mẽ và toàn diện hơn.

20/07/2015

Hội thảo “Kinh nghiệm của Nhật Bản về xây dựng và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.

Hội đồng Đổi mới Đời sống Nhật Bản (The Council on Life-Innovation) tổ chức một đoàn khảo sát đến Việt Nam từ ngày 13-16/7/2015. Nhân dịp này, ngày 14/7/2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm của Nhật Bản về xây dựng và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.

15/07/2015

Hội thảo “Xây dựng thể chế thị trường năng lượng cạnh tranh ở Việt Nam”

Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV), ngày 01 tháng 7 năm 2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Xây dựng thể chế thị trường năng lượng cạnh tranh ở Việt Nam”. Hội thảo do Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án RCV chủ trì với sự tham gia của các đại biểu đến từ Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, các chuyên gia kinh tế cao cấp, cán bộ nghiên cứu của CIEM và một số chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng.Diễn giả chính của Hội thảo là Luật sư Julian Scarff, chuyên gia của Dự án.

02/07/2015

Hội thảo “Tác động của FTAs và BITs tới các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam – Trường hợp của ngành chế biến thực phẩm và điện tử”

Sáng ngày 29/6/2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã phối hợp với tổ chức ActionAid tại Việt Nam (VAA) tổ chức hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Tác động của FTAs và BITs tới các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam – Trường hợp của ngành chế biến thực phẩm và điện tử”. Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa CIEM và AAV nhằm xác định triển vọng không gian chính sách để đảm bảo phát triển bền vững các ngành điện tử và chế biến thực phẩm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng hơn.

02/07/2015