29/07/2024 - 3961 lượt xem
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, CIEM tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM và bà Mette Ekeroth – Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các đại diện đến từ các cơ quan, ban ngành, viện nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế và cơ quan truyền thông đến đưa tin.
Hội thảo nhằm công bố báo cáo, với trọng tâm là hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm cơ bản, khung phân tích về thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu rút ra bài học cho Việt Nam. Cùng với nội dung phân tích thực trạng thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, báo cáo nghiên cứu đề xuất định hướng giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Hoa Cương chia sẻ: kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có cam kết lịch sử về phát thải ròng bằng "0" tại Hội nghị COP 26, “xanh” đã trở thành từ khóa phổ biến trên các diễn đàn truyền thông. Trong khuôn khổ dự án nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã làm việc với hàng chục doanh nghiệp tại 6 tỉnh, thành phố; thực hiện nhiều khảo sát và tham khảo các nghiên cứu để đưa ra hiện trạng DNNVV ở Việt Nam; năng lực của họ tiếp cận với yếu tố đổi mới sáng tạo và xanh ra sao, các cơ quan trung ương và địa phương, cũng như các tổ chức có mức độ sẵn sàng đến đâu… Báo cáo nghiên cứu nhắm đến đối tượng DNNVV ở Việt Nam, làm sao để họ phát huy tốt nhất năng lực đổi mới sáng tạo xanh, đối với cả hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp cũng như đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.
Tiếp đó, Bà Mette Ekeroth – Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam chia sẻ: DNVVN chiếm 95% doanh nghiệp của Việt Nam và Chính phủ rất khuyến khích họ tham gia vào chuyển đổi xanh. Chuyển đổi xanh sẽ tận dụng lợi thế cạnh tranh và tối đa hóa các nguồn lực để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, đóng góp vào mục tiêu bảo vệ môi trường, phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM và bà Mette Ekeroth – Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch
tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo
Thay mặt nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Luyến, Trưởng Ban Nghiên cứu thể chế kinh tế, CIEM trình bày một số nội dung chính của Báo cáo. Theo đó, đổi mới sáng tạo xanh giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tăng khả năng sinh lời theo chuỗi giá trị, giúp doanh nghiệp đáp ứng trước các tiêu chuẩn và các quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn, thu hút đầu tư và giúp doanh nghiệp tăng năng suất, năng lực công nghệ.
Ở Việt Nam, đổi mới sáng tạo xanh đã được các doanh nghiệp, trong đó có DNNVV, quan tâm thực hiện ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xử lý chất thải, năng lượng, chế biến thực phẩm... Tại nhiều địa phương, chính quyền và doanh nghiệp đã nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới sáng tạo theo hướng xanh, chuyển đổi xanh, chuyển đổi để bắt kịp với sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng, đặc biệt các yêu cầu của thị trường quốc tế. Nhiều mô hình kinh tế hướng tới thân thiện với môi trường được doanh nghiệp và chính quyền địa phương đẩy mạnh áp dụng như kinh tế dưới tán rừng, kinh tế tuần hoàn, du lịch tái tạo, du lịch sinh thái, nông nghiệp xanh, giao thông xanh... Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo xanh thông qua thực hành ESG (thực hiện đổi mới sáng tạo trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị), đổi mới công nghệ sản xuất sạch hơn, xanh hóa sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, thời gian qua, Nhà nước đã từng bước đồng hành, hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, đặc biệt DNNVV, trong thực hiện đổi mới sáng tạo xanh. Khung chính sách chung thúc đẩy đổi mới sáng tạo nói chung và đổi mới sáng tạo xanh đã được hình thành với nhiều cơ chế, chính sách pháp luật liên quan được ban hành và hoàn thiện; nhiều tổ chức hỗ trợ được hình thành. Các nhóm giải pháp chính sách tài chính và chính sách phi tài chính hỗ trợ, tạo động lực cho DNNVV phát triển và thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo xanh.
TS. Nguyễn Thị Luyến, Trưởng Ban Nghiên cứu thể chế kinh tế, CIEM
Để tiếp tục thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong DNNVV ở Việt Nam, cần nghiên cứu quy định cụ thể về đổi mới sáng tạo, đổi mới sáng tạo xanh; tiêu chí xác định doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh làm cơ sở để xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp; tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo xanh, bao gồm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các chính sách về thuế, tài chính, đầu tư, các chính sách về thị trường, tiêu dùng, các chính sách về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và phát triển, chính sách phát triển công nghiệp môi trường đối với các sản phẩm, thiết bị và công nghệ phục vụ cho thực hiện đổi mới sáng tạo xanh, các chính sách khuyến khích liên kết giữa ngành, lĩnh vực, địa phương trong thực hiện đổi mới sáng tạo xanh và các công cụ chính sách khác; xây dựng chương trình hỗ trợ DNNVV thực hiện đổi mới sáng tạo xanh, chuyển đổi xanh...
Tại Hội thảo, các chuyên gia như: Tiến sĩ Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), TS. Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và ông Trần Trí Dũng, Quản lý Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss Entrepreneurship Program) cùng các đại biểu đã có ý kiến đóng góp cho Báo cáo, đánh giá cao chất lượng Báo cáo và cho rằng Báo cáo có tính thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với các doanh nghiệp bởi trong giai đoạn hiện nay các DNNVV đều đang cố gắng tận dụng hiệu quả của công nghệ xanh để nâng cao tính cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.
Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương cảm ơn các ý kiến của các chuyên gia, đại biểu, doanh nghiệp cho báo cáo. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu trong thời gian tới.
Nguồn: Trung tâm Thông tin Kinh tế - xã hội
Link Báo cáo:
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
Ngày 10/7/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trang trọng tổ chức Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Ban. Tham dự buổi lễ có các đồng chí ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ, ngày 09/07/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ...
Nhận lời mời của Giáo sư Tetsuya Watanabe, Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), TS. Trần Thị Hồng Minh đã tham dự Phiên họp Hội ...
Ngày 05 tháng 01 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng ...
Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì, trực tiếp tham mưu và đã được phê duyệt tại Quyết ...
Sáng ngày 21/5/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức buổi Lễ trao bằng tiến sĩ cho 5 nghiên cứu sinh của Viện...
Trong khuôn khổ thực hiện Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) thực hiện tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản ...